- Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất) tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội). Ông sinh năm 1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
- Lễ viếng Chủ tịch nước bắt đầu từ 7h ngày 26/9 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu tổ chức vào 7h30 ngày 27/9, lễ an táng từ 15h30 cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất TP.HCM và Hội trường UBND huyện Kim Sơn lễ viếng, lễ truy điệu cũng diễn ra.
-
Tổn thất lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân
Theo thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sau một thời gian lâm bệnh, dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần hồi 10h05 ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
"Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta", thông cáo ghi.
Để tỏ lòng tưởng nhớ Chủ tịch nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ với nghi thức Quốc tang. Thời gian là ngày 26 và 27/9. Ảnh: Minh Hiền.
-
Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 26/9, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu tổ chức vào 7h30 ngày 27/9 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15h30 cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất TP.HCM và Hội trường UBND huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Ban lễ tang gồm 37 người, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
-
Nhập nội dung bài viết...
-
Vào lúc 6h, tại Quảng trường Ba Đình nghi lễ treo cờ rủ được diễn ra. Cờ rủ trong lễ Quốc tang có dải băng đen với kích thước bằng 1/10 chiều rộng và chiều dài bằng chiều dài lá cờ. Cờ chỉ được treo đến 2/3 cột với băng vải đen buộc để cờ không bay. Ảnh: Việt Hùng.
-
-
Nhập nội dung bài viết...
-
Không khí trước cửa Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) lúc 6h30. Trong 2 ngày 26-27/9, nhiều tuyến đường cấm và hạn chế phương tiện để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Cụ thể, từ 6h đến 22h ngày 26/9, các phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Lễ Quốc tang) bị cấm lưu thông trên các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Trần Thánh Tông đến Lò Đúc), YecXanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (từ Nguyễn Cao đến YecXanh), Nguyễn Cao (từ Lò Đúc đến Lê Quý Đôn), Hàn Thuyên, Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ), Phạm Đình Hổ (đoạn từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ). Ảnh: Việt Linh.
-
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Chủ tịch nước
-
7h sáng 26/9, lễ viếng Chủ tịch Trần Đại Quang được tổ chức trang trọng tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Linh cữu của Chủ tịch nước được quàn tại vị trí trang trọng trong Hội trường Nhà tang lễ quốc gia. Phía trên lễ đài trang trí phông nền đen, treo Quốc kỳ có dải băng tang, trên di ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang là dòng chữ trắng: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Cạnh linh cữu là 4 sĩ quan quân đội mặc lễ phục đứng túc trực 4 góc linh cữu và 6 chiến sĩ tiêu binh. Ảnh: Quang Minh.
-
Trong hội trường Nhà tang lễ quốc gia, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tang quyến... xếp hàng vào viếng. Ảnh: Minh Hiền.
-
Theo VOV, đúng 7h, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (quê hương của Chủ tịch nước Trần Đại Quang), rất đông các đoàn thể, người dân trang nghiêm đứng chờ viếng Chủ tịch nước.
-
Các tổ chức, đoàn thể xếp hàng lần lượt vào viếng. Ảnh: Nhật Nam - Minh Hiền.
-
Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang”.
Trước đó, đoàn gia đình họ tộc Chủ tịch nước Trần Đại Quang do phu nhân dẫn đầu đã thành kính dâng hương, dâng hoa. Ảnh: Minh Hiền.
-
Đoàn lãnh đạo chia buồn cùng gia quyến Chủ tịch nước
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia buồn cùng gia quyến Chủ tịch nước Trần Đại Quang và ghi sổ tang. Ảnh: Minh Hiền.
-
Đoàn Văn phòng chủ tịch nước do quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Hiền.
-
Đoàn Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Hiền.
-
Đoàn lãnh đạo TP.HCM viếng Chủ tịch nước tại Hội trường Thống Nhất
Tại dinh Thống Nhất (TP.HCM), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên... đang đứng đợi vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Phía ngoài Hội trường Thống Nhất là băng tang mang dòng chữ Lễ tang đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Trong Hội trường, bàn thờ và di ảnh của Chủ tịch nước được đặt trang trọng. Phía trên bàn thờ và di ảnh của Chủ tịch nước là cờ Tổ quốc và dòng chữ nổi bật trên nền tang đen “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam”.
Ảnh: Hoàng Việt.
-
Đoàn Văn phòng Chủ tịch nước do quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh vào viếng. Cùng đi có các nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan. Ảnh: Nhật Nam.
-
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng làm trưởng đoàn vào viếng.
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an làm trưởng đoàn vào viếng. Ảnh: Minh Hiền.
-
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP.HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Hoàng Việt.
Tiếp theo, Đoàn quân khu 7 do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 7 Võ Minh Lương làm trưởng đoàn vào viếng.
-
Đoàn Bộ Công an khu vực phía Nam do thiếu tướng Nguyễn Đắc Thế làm trưởng đoàn vào Hội trường Thống Nhất viếng Chủ tịch nước. Ảnh: Hoàng Việt.
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viết sổ tang, chia sẻ sự thương tiếc với gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: X.D
-
Theo VOV, tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, dòng người vào viếng Chủ tịch nước đang được nối dài. Mọi người lặng lẽ xếp hàng chờ vào viếng.
Ông Nguyên Văn Cư (70 tuổi, cựu chiến binh, ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình) cách nhà Chủ tịch nước 10 km, có mặt từ rất sớm ở khu vực chờ viếng. Ông chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ trước sự ra đi của Chủ tịch nước vì mới hôm 20/9 Chủ tịch nước còn gửi thư cho các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu, nhưng giờ đây ông đã đi xa. Trong giây phút tiễn biệt, tôi chỉ muốn đến đây thật sớm để được tiễn biệt Chủ tịch nước lần cuối”.
-
Lãnh đạo nước bạn Lào trang nghiêm vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Nhà tang lễ quốc gia. Ảnh: Nhật Nam.
Sáng 26/9, các cơ quan công sở của Lào trên cả nước đã treo cờ rủ, thực hiện nghi thức quốc tang tưởng niệm cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày. Đây là nghi thức đặc biệt mà trước nay Lào chỉ áp dụng trong quan hệ Lào - Việt Nam.
Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Lào đã ra thông báo gửi thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Đô trưởng thủ đô Vientiane và tỉnh trưởng các tỉnh trên cả nước, về việc tổ chức quốc tang hai ngày tưởng nhớ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang.
Thông cáo yêu cầu các các bộ, cơ quan ngang bộ, thủ đô Vientiane và các tỉnh thành trên cả nước Lào treo cờ rủ trước trụ sở cơ quan, bắt đầu từ 6h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, đồng thời dừng mọi hoạt động vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian trên trên phạm vi cả nước. Ảnh: TTXVN.
-
Xúc động ghi vào sổ tang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là với lực lượng Công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí!
Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này.”
Ảnh: TTXVN.
-
Lễ viếng và mở sổ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Liên Hợp Quốc
Theo TTXVN, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 24 đến hết ngày 25/9 (giờ địa phương) để các cá nhân, tổ chức, cộng đồng người Việt tại New York, đại diện các phái đoàn ngoại giao ở Liên Hợp Quốc, chính quyền sở tại có thể tới viếng và ghi sổ tang. Tiếp theo đó, trong 2 ngày 24 và 25/9, đông đảo kiều bào, sinh viên, đại sứ, đại diện các phái đoàn tại Liên Hợp quốc, các tổ chức đa phương tại New York và quan chức địa phương đã đến chia buồn và ghi sổ tang cố Chủ tịch.
Đặc biệt là trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73, nhiều nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và quan chức cấp cao tới New York dự họp cũng đã đến viếng cố Chủ tịch.
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yon tới Hà Nội từ hôm qua 25/9 để vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trước đó, ngày 22/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã bày tỏ sự tiếc thương và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nhân dân Việt Nam về sự mất mát to lớn này. Ảnh: Nhật Nam.
Trong sổ tang, các nhà lãnh đạo, các đại sứ trưởng phái đoàn, các quan chức ngoại giao cấp cao đã bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc tới chính phủ và người dân Việt Nam. Chủ tịch Cuba ông Miguel Diaz-Canel viết: "Người dân và chính phủ Cuba sẽ luôn ghi nhớ đồng chí Trần Đại Quang vì những đóng góp bền bỉ của đồng chí cho việc củng cố mối quan hệ lịch sử giữa hai quốc gia".
Sáng 24/9, Liên Hợp Quốc đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Chủ tịch Trần Đại Quang.
Đoàn Mozambique viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Hiền.
-
Các lãnh đạo, đại diện HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các cơ quan đoàn thể tỉnh Ninh Bình dự Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại xã Quang Thiện, Huyện Kim sơn (Ninh Bình). Ảnh: TTXVN.
-
Ông Trần Quân, con trai trưởng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thắp nén hương viếng cha. Ảnh: TTXVN.
-
Người dân vào viếng Chủ tịch nước
Đại biểu thanh thiếu nhi cả nước vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Nhật Nam.
Ảnh: TTXVN.
Hình ảnh người dân Ninh Bình xúc động tại lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Đức - TTXVN.
-
Đúng 10h sáng nay (26/9) tại thủ đô Wellington, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand mở sổ tang Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đại diện các đoàn ngoại giao tại New Zealand cũng đến viếng và ghi sổ tang. Trong đó, Đại sứ Liên bang Nga và các Đại sứ Đức, Cuba, Canada đã đến từ rất sớm.
Theo TTXVN, Đại sứ Nga đã ghi sổ tang bằng tiếng Việt, trong đó có đoạn: "Chủ tịch Trần Đại Quang đã có công lao giành được uy tín to lớn đối với các nước và nhân dân trên trường quốc tế, có đóng góp quan trọng đối với việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến của Chủ tịch”.
-
Bạn bè quốc tế chia buồn
Sáng nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức lễ viếng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang. Tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng gia đình và đông đảo đại diện cộng đồng, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đã tham dự lễ viếng.
Cũng trong sáng nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã mở sổ tang, tiếp hàng chục đoàn lãnh đạo của Nhật Bản đến viếng.
Nhân dịp đang công tác tại Nhật Bản, ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng đã đến viếng, chia buồn sâu sắc tới gia quyến Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
-
-
Đoàn lãnh đạo Campuchia do Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu vào viếng. Ảnh: VGP.
Đoàn lãnh đạo Singapore viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: VOV.
-
-
Lãnh đạo và phái đoàn ngoại giao nhiều nước viếng Chủ tịch Trần Đại Quang
Đến gần trưa, các đoàn đại biểu vẫn xếp hàng dài vào viếng cố Chủ tịch nước ở khuôn viên Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Lễ viếng tiếp tục diễn ra trong chiều 26/9.
Ngày 27/9, lễ truy điệu và di quan diễn ra. Sau đó, thi hài Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa về an táng tại quê hương ở xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Đoàn lãnh đạo Nhật Bản, Cuba và Nga lần lượt vào viếng. Ảnh: VOV.
-