Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãnh đạo Chính phủ viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ

Chiều 13/11, tang lễ cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng, diễn ra tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.

Lãnh đạo Chính phủ viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ Chiều 13/11, nhiều lãnh đạo Chính phủ, TP Hà Nội và cơ quan, ban ngành đã tới viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914, tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, thường trú tại 24 Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, từ trần hồi 23h20 phút ngày 5/11/2017 tại địa chỉ 34 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

Cụ Minh Hồ, nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội là phu nhân cụ Trịnh Văn Bô (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội). Gia đình cụ có công với dân tộc và cách mạng. Cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 1
Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ thời trẻ.

Kinh doanh phát đạt trong lĩnh vực tơ lụa những năm 40 của thế kỷ trước, gia đình cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (thời giá lúc đó).

Ngoài ra, gia đình ông Bô cũng hiến tặng Chính phủ căn nhà số 48 Hàng Ngang để làm địa điểm lưu niệm. Căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu cũng được vợ chồng cụ cho Nhà nước mượn phục vụ vào việc chung.

  • Mới đây, UBND Hà Nội vừa trình HĐND thành phố về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội năm 2017. Điểm đáng chú ý, trong 20 tuyến đường, phố mới có tên Trịnh Văn Bô (1914-1988) nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy.

    Theo tờ trình, phố Trịnh Văn Bô dài 1,2 km, rộng 7,5 m. Điểm đầu từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11 đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.

    Dự kiến trong kỳ họp thứ 5, HĐND Hà Nội sẽ xem xét thông qua vào tháng 12.

  •  

    Theo thông báo của gia đình, lễ tang do Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với UBND Hà Nội tổ chức. Đảng và Nhà nước trân trọng dành mộ phần cụ Hoàng Thị Minh Hồ tại nghĩa trang Mai Dịch. Tuy nhiên, nguyện vọng của cụ và con cháu muốn mộ phần cụ bà ở cạnh cụ ông nên gia đình quyết định an táng cụ Hoàng Thị Minh Hồ tại nghĩa trang riêng của gia đình.

    Thực hiện ý nguyện của cụ Hoàng Thị Minh Hồ, gia đình sẽ dành 1/2 tiền phúng viếng ủng hộ đồng bào bị thiên tai. Số còn lại dành tặng quỹ khuyến học hoặc hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó.

    Ngoài ra, khi còn minh mẫn, cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã dặn, mong mọi người đến viếng chớ lãng phí tiền mua vòng hoa. Với cụ, đoàn thể có một vòng hoa để ghi danh, còn người đến viếng chỉ xin một bông hoa tưởng nhớ là đủ. 

     

  • Người dân ủng hộ đặt tên đường Trịnh Văn Bô Đường Trịnh Văn Bô được UBND Hà Nội đề xuất dài 1,2 km, nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy.
  •  Đúng 13h30 ngày 13/11, gia đình, con cháu viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

     

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 2
    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 3
  • Lãnh đạo cấp cao gửi vòng hoa viếng

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi vòng hoa viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ. 

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 4
    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 5

  • Lãnh đạo Chính phủ, TP Hà Nội tới viếng

    Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới viếng và chia sẻ cùng gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ. 

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 6
      
    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 7
    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 8


  • Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ

    "Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ, người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng nhân hậu, cao thượng, tài giỏi, đảm đang, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước. Trong lúc chính quyền cách mạng gặp nhiều khó khăn, cụ cùng với chồng là cụ Trịnh Văn Bô và gia đình đã hiến tặng 5.147 lượng vàng và nhiều tài sản cho cách mạng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đấu tranh giành độc lập dân tộc ..." - Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình viết trong sổ tang.

  • Đóng góp to lớn cho nền tài chính cách mạng

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 9

  • Video: Hoàng Hiệp.

  • Khâm phục vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô

    Ông Phạm Đức Nguyên, giảng viên Đại học Xây dựng chia sẻ :"Tôi học với cô Tuyết Anh, con gái cụ Hồ từ năm 12 tuổi. Gia đình cụ tuy là nhà tư sản nhưng sống vô cùng giản dị và khiêm tốn. Mãi sau này, chúng tôi mới biết gia đình cô Tuyết Anh giàu có, hiến hơn 5.000 lượng vàng cho nhà nước".
    "Ngày ấy tôi đến nhà của cụ Hồ ở đường Nguyễn Gia Thiều chơi đúng vào buổi trời mưa. Tôi sững sờ khi biết gia đình nhà tư sản nổi tiếng giàu có lúc bấy giờ lại sống giản dị đến vậy. Bên trong nhà toàn đồ cũ kĩ. Thậm chí, nhiều vị trí trong nhà bị dột, nước chảy khắp nhà. Nghe tin cụ mất, chúng tôi năm nay đã già, nhiều người mắt không còn nhìn rõ, tai không còn nghe thấy, chân bước đi không vững vẫn đến nhìn mặt cụ lần cuối. Chúng tôi khâm phục vợ chồng cụ Bô", ông Nguyên chia sẻ.

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 10

  • Cụ Đặng Văn Việt, 98 tuổi (cháu họ của cụ Hoàng Thị Minh Hồ) dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn tự mình đến viếng. Cụ Việt nguyên là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174- một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cụ từng được người Pháp mệnh danh là "Con hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả hai chỉ huy binh đoàn Pháp 

     

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 11

  • Đúng 15h, ban tổ chức lễ tang tổ chức lễ truy điệu cụ Hoàng Thị Minh Hồ. Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, Trưởng ban lễ tang đọc lời chia buồn.

    Theo Phó chủ tịch TP Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng ủy quyền cho UBND Hà Nội, Mặt trận tổ quốc tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao.

    Cụ Hoàng Thị Minh Hồ sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, nề nếp gia phong. Năm 18 tuổi, cụ Hồ xây dựng gia đình với cụ Bô. Sau đó, hai cụ nổi tiếng với việc kinh doanh tơ lụa.  Vào năm 1941-1945, các cụ đi gặp cán bộ Việt Minh dưới sự giới thiệu của đồng chí Khuất Duy Tiến. Sau đó hai cụ gia nhập Việt Minh. Hai cụ đã được giao chăm sóc nhiều lãnh đạo cấp cao của đất nước tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

    Cách mạng tháng 8 thành công, ngân khố nhà nước trống rỗng, hai cụ đã ủng hộ hơn 5.000 lượng vàng. "Cụ được trao tặng Huân Chương kháng chiến hạng nhất. Gia đình cụ Hồ đã được lưu vào sử sách đất nước về sự đóng góp lớn lao".

     

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 12

  • Chuyển toàn bộ tiền phúng viếng để giúp đồng bào lũ lụt, học sinh nghèo học giỏi

    15h15, Đại diện gia quyến lên đọc lời cảm ơn điếu văn từ đại diện lãnh đạo TP. Hà Nội 

    "Gia đình chúng tôi gồm 5 thế hệ vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức lễ tang cho mẹ, bà, cụ của chúng tôi. Ý nguyện của mẹ chúng tôi là trước khi ra đi xin chuyển toàn bộ số tiền phúng viếng mẹ tôi đến Mặt trận tổ quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào lũ lụt thiên tai, các cháu nhà nghèo học giỏi để sau này phụng sự tổ quốc", con trai cụ Hoàng Thị Minh Hồ nói.

     

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 13

  • Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 14

  • Sau lễ truy điệu, thể theo ý nguyện, cụ Hoàng Thị Minh Hồ được gia đình an táng tại nghĩa trang Thiên đức Vĩnh Hằng Viên, ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 15
    Dam tang cu Hoang Thi Minh Ho anh 16



Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm