Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lặn ngụp hàng giờ đãi trùn chỉ trên sông Sài Gòn

Người đàn ông quê Đồng Tháp ngày ngày trầm mình dưới sông nhiều giờ để đãi trùn chỉ bán cho các tiệm nuôi cá cảnh. Anh làm công việc này miệt mài 5 năm qua.

Anh Lê Văn Vinh (30 tuổi, quê Đồng Tháp) làm nghề đãi trùn chỉ trên sông Sài Gòn đã hơn 5 năm nay.
Anh Lê Văn Vinh (30 tuổi, quê Đồng Tháp) làm nghề này đã hơn 5 năm nay.
Trước đây, anh Vinh đi nuôi các trên sông, hồ phụ cho chủ. Ngụp lặn quen trên sông nước, nên sau khi nghỉ nuôi cá, anh chọn nghề đãi trùn chỉ để mưu sinh.
Trước đây, anh Vinh đi nuôi cá trên sông, hồ phụ giúp cho các chủ nuôi cá. Vốn quen ngụp lặn quen trên sông nước nên sau khi nghỉ làm thuê, anh chọn nghề đãi trùn chỉ kiếm sống.
Làm nghề này, quan trọng là phải biết bơi và chịu ngâm nước thời gian lâu. Mỗi ngày, anh Vinh trầm mình dưới nước nhiều giờ để vớt trùn. Trong ảnh, anh Vinh đang thử bùn để tính toán xem có nhiều trùn chỉ trên một khúc sông.
Làm nghề này, quan trọng là phải biết bơi và chịu ngâm nước thời gian lâu. Mỗi ngày, người đàn ông này trầm mình dưới nước nhiều giờ để vớt trùn. Trong ảnh, anh đang thử bùn để xác định xem có nhiều trùn chỉ hay không.
Chiếc thau lớn được buộc dây, gắn vào người theo anh Vinh lênh đênh trên sông nước.
Đồ nghề để đãi trùn chỉ cũng khá đơn giản. Ngoài chiếc thuyền làm phương tiện di chuyển, anh Vinh chỉ mang theo chiếc vợt đan bằng lưới cùng với một chiếc thau lớn để đựng trùn. Chiếc thau lớn được buộc dây, gắn vào người lênh đênh đênh trên sông nước.
Sau khi xác định được địa điểm có nhiều trùn chỉ, anh Vinh ngụp lặn xuống đáy sông để vớt trùn chỉ lẫn với bùn đất bằng chiếc vợt đan bằng lưới.
Sau khi xác định được địa điểm có nhiều trùn chỉ, anh ngụp lặn xuống đáy sông để vớt bằng chiếc vợt đan bằng lưới. Làm nghề đãi trùn chỉ còn phải dựa vào mực nước lên xuống của sông Sài Gòn. “Làm nghề này phải tùy theo con nước, chờ khi nào nước xuống mới lặn xuống đãi được”,  Vinh chia sẻ.
Ngâm mình cả ngày trời, anh Vinh cũng chỉ đãi được khoảng 2 thau trùn lẫn trong bùn.
Ngâm mình cả ngày trời, anh Vinh cũng chỉ đãi được khoảng 2 thau trùn lẫn trong bùn.
Thường thì anh Vinh đãi trùn chỉ dọc bờ sông, nơi con nước chỉ đến ngang cổ. Tuy nhiên, có nhiều chỗ nước lớn, nhiều trùn anh Vinh cũng phải lặn xuống để vớt.
Thường thì anh men dọc bờ sông, nơi con nước ngập ngang cổ. Tuy nhiên, có nhiều chỗ nước lớn, anh cũng phải lặn xuống để vớt.
Những người mới làm nghề, phải ngâm mình trong nước nhiều giờ nên đêm về đau nhức khắp cơ thể. Chưa kể, khi ngụp lặn có khi sặc nước, chuột rút rất nguy hiểm.
Những người mới làm nghề, phải ngâm mình trong nước nhiều giờ nên đêm về đau nhức khắp cơ thể. Chưa kể, khi ngụp lặn có khi bị sặc nước hay chuột rút rất nguy hiểm.
Sau một ngày đi đãi trùn trên sông, anh Vinh phải mang theo lớp bùn đất về nhà lọc sạch để chỉ còn mỗi trùn thì mới mang đi bán được.
Sau một ngày đi đãi trùn trên sông, anh Vinh phải mang theo lớp bùn đất về nhà lọc sạch để chỉ còn mỗi trùn thì mới mang đi bán được.
Ngày xưa, ít người đi đãi thì còn nhiều trùn dễ kiếm. Giờ có nhiều người cũng sắm đồ nghề đi đãi nên kiếm được trùn cũng khó. Mỗi ngày, anh Vinh đãi được khoảng 15 lon trùn, mỗi lon giá khoảng 10.000 đồng.
Anh bảo, ngày xưa ít người đi đãi thì còn nhiều trùn dễ kiếm. "Giờ có nhiều người cũng sắm đồ nghề đi đãi nên khó khăn hơn", anh nói. Mỗi ngày, anh Vinh đãi được khoảng 15 lon trùn, mỗi lon giá khoảng 10.000 đồng.
Một ngày ngâm mình trên sông của anh Vinh, kết thúc khi mặt trời đã tắt. Anh vội làm sạch người để về nhà.
Một ngày ngâm mình trên sông của anh Vinh kết thúc khi mặt trời đã tắt. Anh vội làm sạch người để về nhà.
Giây phút thảnh thơi nhất của anh Vinh cùng những người đãi trùn chỉ. Khi họ cùng nhau tâm sự chuyện công việc, chuyện cuộc sống trên sông nước của mình
Giây phút thảnh thơi nhất của người lặn mò trùn chỉ khi họ cùng nhau tâm sự chuyện công việc, chuyện cuộc sống trên sông nước của mình.

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm