Các hồng cầu trong thử nghiệm được nuôi cấy từ tế bao gốc của người cho. Ảnh: Reuters. |
Các hồng cầu được sử dụng là sản phẩm nuôi cấy từ tế bào gốc của người cho. Các tế bào gốc này được đặt trong một dung dịch dinh dưỡng trong 18-21 ngày, giúp chúng có thể nhân lên và phát triển thành tế bào hoàn chỉnh. Các nhà khoa học cho biết họ cần tới 24 lít dung dịch dinh dưỡng để nuôi cấy 1-2 thìa cà phê hồng cầu.
Những người đã được truyền hồng cầu là hai tình nguyện viên khỏe mạnh, Guardian cho biết. Các hồng cầu “nhân tạo” được đánh dấu sinh học, giúp chúng có thể được theo dõi trong 6 tháng sau khi được truyền vào cơ thể người nhận. Cả hai người này đều không gặp phản ứng phụ.
Theo giới chuyên gia, thí nghiệm này có thể đem lại hai lợi ích trước mắt. Đầu tiên, nó giải quyết tình trạng thiếu người cho hồng cầu với các nhóm máu hiếm - đặc biệt với các bệnh nhân mắc chứng hồng cầu hình liềm hay tan máu bẩm sinh, vốn cần truyền máu thường xuyên.
Thứ hai, các hồng cầu “nhân tạo” được cho có khả năng sống lâu hơn hồng cầu “tự nhiên”, giúp giảm tần suất truyền máu cho các bệnh nhân này. Các nhà khoa học sẽ làm thực nghiệm để xác định xem dự đoán trên có đúng hay không.
“Thử nghiệm thách thức và thú vị này là bước đệm to lớn tiến tới sản xuất máu từ tế bào gốc”, giáo sư Ashley Toye tại Đại học Bristol, nói. “Đây là lần đầu tiên máu được nuôi cấy ở phòng thí nghiệm (từ tế bào gốc của người cho) được truyền vào cơ thể. Chúng tôi hào hứng theo dõi các tế bào sẽ vận hành thế nào vào cuối cuộc thử nghiệm”.
Niềm tin chiến thắng bệnh tật
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.