Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm vách phân chia nam - nữ để tránh quấy rối tình dục

Thay vì phải có xe buýt riêng cho phụ nữ, kiến trúc sư Đồng Viết Ngọc Bảo đề xuất giảm số ghế trên xe buýt, đồng thời phân chia khu vực đứng hành hai bằng vách ngăn nhẹ.

Làm xe buýt riêng khó quản lý, chi phí tốn kém

Quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về giới tính của người có liên can. Đây được xem là hành vi phạm pháp được đưa vào luật của nhiều nước trên thế giới.

Bị quấy rối tình dục trên xe buýt, nhiều nạn nhân im lặng

Ngủ thiếp khi lên xe buýt, Quỳnh Anh thấy một người ngồi sát mình. Nhìn qua, cô thấy tay thanh niên 21-22 tuổi mân mê bộ phận sinh dục của mình ở dưới chiếc áo khoác phủ ngang.

Tại Việt Nam, hành vi quấy rối tình dục đã đưa vào Bộ luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ 5/2013). Quy định này được coi là hợp thức hóa những chuyện trước đây luôn bị coi là khó nói và hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên việc ngăn chặn và xử phạt như thế nào vẫn còn là một điều khá mơ hồ.

* Để chia sẻ quan điểm, đề xuất về vấn đề "Xe buýt chống quấy rồi tình dục", độc giả vui lòng gửi bài viết, hình ảnh theo địa chỉ: toasoan@news.zing.vn, hoặc qua qua tính năng gửi tin của ứng dụng Zing Mobile (Link cài đặt: iPhone/iPad hoặc Android).

Gần đây, vấn đề quấy rối tình dục đang nóng lên sau các kết quả khảo sát đáng báo động và tranh luận về việc "xe bus dành cho phụ nữ" trên các trang mạng thông tin. Tôi cho rằng đó là một ý kiến hay và nhân văn để giải quyết triệt để tình trạng quấy rối tình dục trên xe buýt.

Tuy nhiên, đề xuất này chưa có tính khả thi trong giai đoạn hiện tại vì chi phí đầu tư quá cao và vấn đề chồng chéo trong công tác quản lý các tuyến xe. 

Những khu vực hoạt động của kẻ biến thái ở Sài Gòn

Những chia sẻ của độc giả cho thấy kẻ biến thái thường bám đuổi theo các thiếu nữ ở những đoạn đường vắng người vào sáng sớm, giữa trưa và đêm khuya.

Thiết nghĩ bản thân tôi và các bạn đều không mong muốn những nguy cơ tìm ẩn này có thể sẽ xảy ra với những người phụ nữ trong gia đình mình. Vì vậy, tôi mong một hướng giải quyết chứ không phải là nhưng cuộc tranh luận không hồi kết. 

Tình trạng chen lấn trên xe buýt là môi trường thuận lợi phát sinh tình trạng quấy rối tình dục. Nguyên nhân do phần lớn xe bus đang sử dụng tại Việt Nam quá nhỏ thêm vào đó ghế ngồi chiếm phần lớn diện tích xe nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của hành khách dẫn đến tình trạng đứng chen lấn tại hành lang.

Đề xuất giảm ghế, tách riêng chỗ đứng

Thay vì giải pháp xe buýt riêng cho phụ nữ chưa thể thực hiện ngay chúng ta nên bố trí lại không gian trên xe buýt sẵn có nhằm hạn chế các “va chạm” theo các hướng như sau:

1. Giảm số lượng ghế nhằm tạo thêm không gian phục vụ cho hành khách đứng. 

2. Phân định rõ ràng không gian của hành lang đi lại và không gian đứng trên xe bus. Không gian đứng và hành lang đi lại được tác giả phân vạch rõ ràng

 3. Phân chia khu vực đứng thành hai khu nam nữ bằng vách ngăn nhẹ. Với đề xuất này, hành khách sẽ có diện tích đứng thoải mái hơn.

Đồng thời theo tôi chúng ta nên tăng mức phạt và công khai hình ảnh người quấy rối tình dục.

Nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất xe buýt riêng cho phụ nữ

Cuối tháng 11, Tổ chức ActionAid Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường tại TP. Hà Nội và TP.HCM công bố kết quả khảo sát 57% phụ nữ (16 tuổi trở lên) cho rằng đường phố là nơi có nguy cơ xảy ra các vụ quấy rối tình dục cao nhất và 31% nữ sinh từng bị quấy rối trên xe buýt.

Trước kết quả này, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP HCM về việc rà soát các điểm quấy rối tình dục trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Ngày 24/12, Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) nghiên cứu thí điểm tuyến xe buýt dành riêng cho phụ nữ nhằm chống quấy rối tình dục.

Ngày 26/12, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT TP) cho hay Hà Nội sẽ thí điểm xe buýt dành riêng cho phụ nữ và trẻ em sẽ được bố trí trên 3 trục giao thông chính của Hà Nội gồm trục đường Giải Phóng, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32. Thời gian thực hiện từ ngày 5/1 - 5/4/2015.

Tuy chủ trương này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, hiện tại UBND TP Hà Nội lại rút lại chủ trương này và cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khác.

Kiến trúc sư Đồng Viết Ngọc Bảo

Bạn có thể quan tâm