Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm chính trị qua áo váy

Ngoài những tuyên bố chính trị, các bộ trang phục, cách trang điểm, kiểu tóc của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đều dễ rơi vào tâm điểm của các trang báo,

Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinawatra. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinawatra. Ảnh: AP

Cuối năm 2012, khi bà Yingluck Shinawatra còn làm Thủ tướng Thái Lan, các lực lượng chống đối luôn coi bà là “hình nhân thế mạng” của anh, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sống lưu vong. Tuy nhiên, vì là người phụ nữ đầu tiên làm Thủ tướng Thái, ngoài chuyện chính trị, người ta còn chú ý cả cách ăn diện của bà, vốn xuất thân từ giới kinh doanh.

Báo Bangkok Post cho rằng áo váy của nữ thủ tướng mang dấu ấn của giới doanh nhân: trước khi nhậm chức đứng đầu chính phủ, Yingluck là quan chức điều hành cấp cao của tập đoàn SC Assets.

Ngoài ra, dấu ấn của nhiều năm lớn lên trong một gia đình sở hữu các cơ sở sản xuất vải lụa thể hiện rõ trong cách ăn mặc của bà thủ tướng có khuôn mặt tươi như trăng rằm.

Bà thủ tướng sành điệu

Ảnh: Zimbio
Ảnh: Zimbio

Việc bà Yingluck chuyển từ các bộ áo váy doanh nhân bằng len đen và xanh dương sang các màu lụa truyền thống Thái Lan ngay lập tức nhận phản hồi tích cực. “Tôi nghĩ đó là sự thay đổi theo hướng tốt. Bà ấy chọn cách truyền thông tính cách Thái thông qua việc sử dụng lụa truyền thống”, Maruwut Buranasilpin, một nhà thiết kế thời trang nói.

Tuy nhiên, dù nữ Thủ tướng Thái có thiên hướng chọn các chất liệu truyền thống cho cả các sự kiện ban ngày và ban tối, các thiết kế mà bà lựa chọn không theo quy ước nào.

Những nữ chính khách có vẻ đẹp hút hồn

Những nữ chính trị gia này không chỉ giỏi trên chính trường, mà còn có vẻ đẹp hút hồn, làm say đắm lòng người đối diện.

 

Báo Bangkok Post khen rằng Thủ tướng Yingluck đã thành công trong việc pha trộn phong cách doanh nhân với các thiết kế truyền thống, tuy mặc đồ lụa nhưng thiết kế phải đủ hiện đại để phù hợp với chủ nhân, người muốn tỏ ra năng động, khác với vẻ trịnh trọng mà những phụ nữ trong xã hội thượng lưu Thái Lan thường muốn thể hiện trong các bộ đồ tơ lụa truyền thống.

Khi tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Yingluck mặc váy ngắn bằng lụa màu đỏ tía của vang Pháp, một áo khoác cũng bằng lụa tơ tằm.

Người ta cho rằng kiểu trang phục này là kết hợp kiểu áo váy của nữ hoàng Anne cùng cổ áo trái tim, màu đỏ đậm, kết hợp với màu lạnh kèm sắc tím hoa cà.

Các nhà quan sát cho rằng cách ăn vận này thể hiện một Yingluck vững chãi. Tuy nhiên, chính bà thủ tướng xinh đẹp lại gây bất ngờ khi mặc một áo choàng xuyên thấu, bên trong là áo váy bó màu da cam có đăng-ten trên tay áo khi viếng thăm Đức.

Kiểu trang phục này bị nghị sĩ của đảng Dân chủ Thepthai Senapong chế giễu. Và sau đó, bà Yingluck lại chuyển qua áo khoác, váy lụa với phần cổ cầu kỳ.

Phong cách Obama

Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân. Ảnh: The Store
Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân. Ảnh: The Store

Ai cũng biết ông Obama là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, thành công trong cuộc đua vào Nhà Trắng với khẩu hiệu “Chúng ta có thể thay đổi”. Và một trong những việc ông thay đổi đầu tiên chính là phong cách giao tế và cách ăn mặc khi làm việc.

Theo báo New York Times, ông xuất hiện trước quốc hội Mỹ với áo khoác bình dân, thay vì những bộ vest sang trọng và “khó gần”. Ông cũng làm các nghị sĩ thượng viện ngạc nhiên khi dừng lại nói chuyện với các phóng viên.

Vậy mà trước đó, dưới thời tổng thống tiền nhiệm George Bush (con), chẳng ai xuất hiện trong phòng Bầu dục (nơi ra các quyết định quan trọng của chính phủ Mỹ) với áo khoác bình dân. Ông Obama cho thấy một phong cách bình dân và bớt nghiêm trang hơn.

Chuyện tóc tai của Tổng thống Mỹ

Nguyên thủ là bộ mặt của quốc gia, nên ngoài chuyện đi lại, phát ngôn, gặp gỡ chính trị gia, vấn đề trang phục, tóc tai cũng được xem trọng. Và nhiều rắc rối cũng phát sinh từ đây.

 

Chỉ một tuần nhậm chức, người ta đã nhận ra cách ông Obama thể hiện ở Nhà Trắng khác người tiền nhiệm: ông đến văn phòng tổng thống trước 9h sáng, khác xa với ông Bush, người đi ngủ sớm nhưng tập thể dục buổi sáng vào giữa trưa.

Khi cần gặp viên chức dưới quyền, ông Bush sẽ triệu họ tới. Nhưng Obama sẽ tự đi tới phòng nhân viên dưới quyền.

Có lần ông Obama xuất hiện trước cửa phòng đang mở toang của thư ký báo chí Robert Gibbs trong khi ông này vẫn đang thoải mái “thượng” cả hai chân lên mặt bàn. Trong khi ấy, ông Obama vẫn chưa quen với việc ai đó phải đứng lên mỗi khi ông bước vào phòng.

Với Obama, phong cách ăn mặc của ông cũng như cộng sự đều đơn giản và thoải mái hơn. Tuần đầu tiên khi ông nhậm chức, cộng sự đã khá bối rối trong việc ăn mặc sao cho phù hợp. Một số “hiểu nhanh” đã xuất hiện tại văn phòng dịp cuối tuần với quần jean, một số mặc áo khoác và thắt nơ, điều chưa từng thấy trong thời ông Bush.

Và người ta thấy một ngày thứ 7, ông Obama xuất hiện với cố vấn kinh tế Lawrence H. Summers mặc quần chùng, áo len xám, áo sơ mi trắng bỏ ngoài quần. Những nhân viên Nhà Trắng từng làm việc với ông Bush đã sốc.

“Tôi không thể nào quên một ngày thứ 7 bị gọi tới Nhà Trắng vì ông Bush đang điên lên vì chuyện gì đó. Tôi mặc quần kaki, áo sơ mi bỏ ngoài quần và đã phải đứng ngoài phòng họp 15 phút. Ông ta đã không bỏ qua dù chỉ là chuyện trang phục ngày cuối tuần”, Dan Barlett, từng là tham tán của Tổng thống George Bush kể.

Trang phục qua năm tháng của các nhà lãnh đạo APEC

Trang phục của các lãnh đạo sẽ trở thành tâm điểm khi hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 11.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134069/doi-song-cong-nghe/nghi-minh-phuong-dien-quoc-gia-lam-chinh-tri-qua-ao-vay.html

Theo Nguyễn Xuân Thủy/Nông nghiệp Việt Nam

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm