Nhắc đến Hoàng Anh Gia Lai (HAG), nhiều nguời nghĩ đến một doanh nghiệp với việc đầu tư đa ngành, tới bóng đá với việc đầu tư mạnh tay vào các tài năng trẻ. Tuy nhiên, giới đầu tư lại để ý hơn tới ngành mía đường mà Hoàng Anh Gia Lai mới tham gia mấy năm gần đây và bắt đầu có lãi từ 6 tháng đầu năm 2013.
Báo cáo hợp nhất soát xét bán niên của HAG cho thấy, mảng mía đường đạt biên lãi gộp cao nhất trong 8 lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, với 64,4%. Trong khi đó, các doanh nghiệp mía đường trong nước, với kinh nghiệm trồng và sản xuất mía đường lâu năm, biên lãi gộp chỉ ở mức 12% trong 6 tháng đầu năm 2013, một con số quá nhỏ so với biên lãi gộp của "lính mới" Hoàng Anh Gia Lai.
Biên lãi gộp từ mía đường của Hoàng Anh Gia Lai. |
Có 2 nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, chất lượng mía trồng ở Lào tốt hơn, sản xuất được nhiều đường hơn định mức ở Việt Nam. Thứ hai, cánh đồng mía ở Lào không bị "xé vụn" như ở Việt Nam. Đó là điều kiện cực kỳ cần thiết để có thể cơ giới hóa việc trồng và khai thác mía cho mỗi mùa vụ. Người ta không thể dùng máy để chặt mía một cách hiệu quả với những ruộng mía nhỏ hẹp như ở Việt Nam. Công việc đó nếu để lao động chân tay làm thì vừa kém hiệu quả, vừa tốn chi phí.
Cũng qua trao đổi với vị lãnh đạo này, khi được hỏi ý kiến liệu mía đường Việt Nam có còn khó khăn nếu cạnh tranh công bằng với đường nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, thay vì nhập lậu như hiện nay. Ông lạc quan cho biết, điều đó là hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, một cách khách quan mà nói, đơn cử so với Thái Lan, một trong những quốc gia đứng đầu về mía đường, năng suất sản xuất mía đường của Việt Nam còn kém xa. Trong khi nước bạn đạt 90 tấn mía/ha, thu hồi đường đạt 11 - 12 tấn đường/ha thì Việt Nam chỉ đạt 63 tấn mía/ha và 5,7 tấn đường/ha.