Lách rào chắn băng qua đường ray trước mũi tàu hỏa
Thứ năm, 14/4/2016 14:59 (GMT+7)
14:59 14/4/2016
Dù có cảnh báo và nhân viên gác tàu túc trực 24/24h nhưng nhiều người dân vẫn cố lách rào chắn ở điểm giao cắt đường ray trên quốc lộ 21B (Hà Đông, Hà Nội) khi tàu hỏa đang tới.
Sáng 14/4, một ngày sau xảy ra sự cố dừng gấp tàu hỏa D31E nhường đường cho xe máy tại trạm chắn trên quốc lộ 21B (địa phận quận Hà Đông), tình trạng người dân vượt rào vào khu vực nguy hiểm khi tàu ngang qua vẫn tái diễn.
Khi đoàn tàu chỉ còn cách nút giao này hơn 1 km (tương đương 2 phút di chuyển), tổ trực trạm chắn phát chuông cảnh báo, đồng thời kéo barie chắn đường cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm.
Tuy nhiên, hàng chục người điều khiển xe máy vẫn lách lên vỉa hè, vượt rào chắn băng đường ray khi tàu chỉ còn cách vài chục mét. Họ vừa băng đường vừa ngoái nhìn tàu.
Điểm mù rào chắn (phần vỉa hè không có rào) còn rộng hơn 2 m nên người dân chạy vòng qua để vượt đường ray.
Ông Đặng Văn Luyện (47 tuổi, trú phường Phú Lãm, Hà Đông - nhà
ở gần điểm giao cắt
) cho hay, tình trạng này tồn tại nhiều năm nay. Phần lớn là thanh niên điều khiển xe máy và người đi xe đạp lách qua "điểm mù" băng đường ray. Thậm chí, một số ôtô con, xe tải cũng vượt rào.
Khi băng đường ray, gặp rào phía đối diện kéo kín, nhiều người tự ý đẩy barie để vượt qua. Nhân viên chắn gác nhắc nhở thì họ cáu gắt chửi bới, dọa đánh. "Từng có trường hợp nhân viên nam trực tại đây ngăn cản lúc tàu tới bị
người đàn ông vượt rào
hành hung", ông Luyện nói.
Còn nữ nhân viên Phạm Thị Nga (26 tuổi) cho biết, thời gian chặn đường để tàu đi qua chỉ mất 3-4 phút. Dù rào chắn được kéo ra và nhân viên chốt canh nhưng nhiều người vẫn cãi cự vượt lên. Khi được nhắc nhở, họ tỏ thái độ rồi chửi bới nhân viên. "Một người vượt được, nhiều người phía sau lại lao tới khiến công tác đảm bảo an toàn đường sắt tại đây rất vất vả", nữ nhân viên 9X nói và cho biết, cô từng bị người vượt rào chửi bới nhiều lần.
Nữ nhân viên 9x cũng cho biết, trạm gác quốc lộ 21B cách ga Hà Đông chỉ vài trăm mét. Tại đây thường xuyên thực hiện tác vụ dồn toa. Quá trình này thường mất 5-15 phút khiến tuyến đường ùn tắc, giao thông hỗn loạn khi tàu tới. Việc này cũng là nguyên nhân khiến người dân không muốn chờ đợi, cố vượt rào băng sang đường. Trong ảnh, nam thanh niên điều khiển chiếc Dream
bất chấp nguy hiểm băng đường ray tự mở barie.
Một chiếc ôtô mắc kẹt trong vùng cảnh báo nguy hiểm sau khi cố vượt đường ray.
Đoàn tàu chưa rời hết, nhiều người đã tăng ga vượt lên sang đường.
Theo ghi nhận của
Zing.vn, sáng 14/4, Công ty quản lý đường sắt Hà Thái (phụ trách khu vực Hà Đông) đã tăng cường nhân viên chắn gác sau sự cố phanh gấp tàu nhường xe máy một ngày trước.
Tuy nhiên,
khung cảnh hỗn loạn mỗi khi tàu qua, rào chắn được thu lại nhưng không có lực lượng chức năng hướng dẫn phân luồng.
Vị trí trạm gác tàu giao quốc lộ 21B (Hà Đông, Hà Nội), nơi xảy ra tình huống dừng tàu khẩn cấp sáng 13/4 cách ga Hà Đông chỉ vài trăm mét.
Sáng 13/4, đoàn tàu số hiệu D31E buộc phải phanh gấp, nhường đường cho dòng xe máy đang cố len qua rào chắn ngăn đường bộ, đường sắt trên quốc lộ 21B. Theo đại diện ngành đường sắt, sự cố nguy hiểm này chưa từng xảy ra.
Theo đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, 90% các vụ tai nạn giao thông đường sắt do người tham gia giao thông không tuân thủ quy định khi băng qua đường sắt.
Nhận cảnh báo khẩn cấp, đoàn tàu phanh gấp và kịp dừng trước điểm giao cắt đường bộ ở Hà Đông (Hà Nội) vài mét. Trước mũi tàu, hàng chục xe máy ùn ùn lách qua rào chắn.
"Cụ thể hóa trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong quản lý nhà nước về PCCC và CNCH để có biện pháp kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng", Thủ tướng yêu cầu.