Sáng 7/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7-12/4.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, cũng là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa người đứng đầu cơ quan lập pháp hai nước.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tháng 12/2023 hai nước ra tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, cụ thể hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước. Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại.
Đại sứ Phạm Sao Mai cho hay, chuyến thăm cũng nhằm cụ thể hóa 6 phương hướng hợp tác lớn giữa 2 nước, đặc biệt là thúc đẩy “tin cậy chính trị cao hơn” và củng cố “nền tảng xã hội vững chắc hơn”.
Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp. Vì vậy chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước; khẳng định vai trò rất quan trọng của đối ngoại Quốc hội nước ta đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Những thành quả trong hợp tác Việt-Trung
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, thể chế chính trị và con đường phát triển. Thời gian qua, dưới sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì đà phát triển rất tích cực và đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực.
Trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường, góp phần tăng cường tin cậy chính trị. Điểm nổi bật nhất trong các cuộc tiếp xúc là hai bên đều khẳng định coi nước bạn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước mình.
Trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư không ngừng đi vào chiều sâu, thực chất và trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian vừa qua. Trung Quốc duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD theo số liệu của hải quan Việt Nam; còn theo số liệu của hải quan Trung Quốc đạt 229,8 tỷ USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 27,3 tỷ USD (tăng 28%), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 8 tỷ USD (tăng 7,6%), nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 19,3 tỷ USD (tăng 38,8%).
Về đầu tư, trong năm 2023, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 4,47 tỷ USD, tăng 77,5%, đứng thứ 4 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ, song dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,17%); trong quý I/2024, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 27,8%). Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ giải quyết vướng mắc tồn đọng trong một số dự án hợp tác kinh tế trước đây.
Trong văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân đạt nhiều thành quả thiết thực, góp phần củng cố nền tảng xã hội của quan hệ hai nước. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc.
Trung Quốc cơ bản khôi phục các chuyến bay thương mại với Việt Nam; hiện mỗi tuần có hơn 200 chuyến bay qua lại giữa hai nước; Trung Quốc đã triển khai cấp lại visa cho lưu học sinh và người lao động Việt Nam quay trở lại Trung Quốc. Trong năm 2023, có hơn 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam; 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 890.000 lượt khách, tăng 634,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hai bên đã đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới. Hai bên cũng nỗ lực duy trì trao đổi, kiểm soát bất đồng trên biển, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
Thông qua chuyến thăm lần này, Đại sứ Phạm Sao Mai kỳ vọng hai bên có thể đạt được những kết quả thực chất. Đó là thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước, hai Quốc hội tiếp tục phát triển tích cực, góp phần cụ thể hóa các thành quả, nội hàm mới của quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Đại sứ cũng kỳ vọng đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác lập pháp, cũng như củng cố nền tảng xã hội, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Phát huy vai trò quan trọng trong giám sát, đôn đốc việc triển khai tích cực thỏa thuận đã đạt được.
Đại sứ Việt Nam mong hai bên tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, phối hợp trong bảo đảm thực thi các điều ước quốc tế mà hai bên cùng tham gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn
Phương tiện gặp sự cố ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn gọi đường dây nóng nào
Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã lập một đường dây nóng, sau đó in trên các tờ rơi phát đến tận tay người điều khiển phương tiện nhằm hỗ trợ các phương tiện xử lý kịp thời.
Tỉnh miền Tây đầu tiên công bố tình huống khẩn cấp hạn mặn, thiếu nước
Ngày 6/4, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký quyết định số 586 về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm 2024.