Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Kỷ nguyên của những căn phòng ký túc xá giá 10.000 USD

Nhu cầu có một không gian ở thoải mái đã khiến ngày một nhiều sinh viên Mỹ thỏa sức đầu tư sáng tạo vào phòng ký túc xá.

Nếu ai đó nói phòng ký túc xá chỉ có đồ nội thất cơ bản và những bức tường gạch vụn, chắc chắn đó không phải là phòng ký túc xá của sinh viên năm nhất ngày nay.

Phòng ký túc xá không giống phòng ký túc xá

Theo The Wall Street Journal, trong mọi trường học trên khắp nước Mỹ, sinh viên đang bị kẹt vào những cuộc đua không chính thức đại khái như phòng ký túc xá của ai sẽ không-giống-phòng-ký-túc-xá nhất.

Một số gia đình khá giả sẵn sàng chi hàng trăm USD cho con cái họ trang trí và thuê người thiết kế phòng ký túc xá. Các sinh viên có ít điều kiện hơn lại chọn làm đồ DIY với chí phí rẻ nhưng tốn nhiều thời gian hơn. Những nỗ lực đó đã được công nhận bằng những video sửa phòng ký túc xá thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Ansley Spinks và Taylor Robinson là 2 sinh viên năm nhất của Đại học Mississippi. Video sửa phòng ký túc xá của 2 cô gái có 3,8 triệu lượt xem với hàng nghìn bình luận kiểu "ký túc xá của các bạn trông không khác gì một căn phòng của một ngôi nhà bình thường".

Để đạt được kết quả này, 2 cô gái và mẹ của họ đã liên lạc với nhau từ tháng 5, dù phải tới tháng 9 mới nhập học. Họ bắt đầu mua đồ trang trí như biển hiệu gắn đèn, chọn bộ trải giường phù hợp và đặt vách ngăn 3D để tạo không gian tiếp khách và xem TV.

Amber Park, mẹ của Ansley, cho biết công cuộc sửa phòng kéo dài 8 tiếng và tốn khoảng 2.000 USD (phần lớn là tiền của 2 cô gái) nhưng chưa là gì so với nhiều gia đình khác.

Dawn Thomas đã có 19 năm kinh nghiệm trang trí phòng ký túc xá tại nhiều trường đại học như Alabama, Ole Miss và UCLA. Hàng chục gia đình đã trả tới 10.000 USD cho cô để có được những căn phòng xứng tầm tạp chí cho con gái họ.

Thomas cho biết năm nay, cô gặp áp lực vì sinh viên yêu cầu phải thiết kế phòng đẹp như trên mạng xã hội. Một chiếc tủ giả tủ lạnh mini trị giá 1.050 USD do cô thiết kế được bán sạch chỉ trong vài tuần.

"Nhiều lúc, tôi thắc mắc có phải mọi người đầu tư thế này có phải chỉ để chụp ảnh đăng lên mạng hay không", Thomas cho biết. Tuy nhiên, cô cũng nhận được rất nhiều tin nhắn cảm ơn từ các bà mẹ vì cô đã giúp con họ có chỗ ở ấm cúng.

Trang trí vì đam mê

Đối với Sydney Hargrove, thiết kế một căn phòng đáng mơ ước có thể thể hiện cá tính của mình. Cô sinh viên năm hai Đại học Hunter cho biết đã kết bạn được với rất nhiều người trong năm nhất chỉ bằng cách để ngỏ cánh cửa phòng mình. Năm nay, phòng của cô có thảm lông xù màu xanh lá và giấy dán tường chấm bi đen trắng.

Trong 2 triệu người xem clip trên mạng của Hargrove, một số người chỉ trích cô đã đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc vào không gian sống chưa tới một năm. Đáp lại, Hargrove cho rằng sự đầu tư là xứng đáng và ít hơn mọi người nghĩ rất nhiều. Cô cho biết căn phòng chỉ tốn của cô 100 USD cho năm nay và 300 USD cho năm ngoái. Tất cả số tiền đều do cô kiếm được khi làm thêm hè tại một bãi biển ở New Jersey.

"New York quá xô bồ. Sống tại ký túc xá được trang trí theo cách mình muốn có thể giúp tôi thư giãn tâm hồn", Hargrove nói.

Allyson Schall, sinh viên năm cuối tại Đại học Mount Vernon Nazarene, cũng sửa sang ký túc xá của mình hàng năm. Cô bày tỏ nguyện vọng muốn tạo ra một không gian mà sinh viên năm nhất cùng phòng sẽ cảm thấy thoải mái.

sua ky tuc xa anh 5

Schall đã cải tạo chiếc phòng mà theo cô "ban đầu hệt như phòng giam trong tù". Ảnh: ALLYSON SCHALL.

Theo đó, cô gái 21 tuổi đã tận dụng công việc mùa hè của mình tại Target để mua một chiếc ghế bành hiện đại lấy cảm hứng từ thời trung cổ trị giá gốc 300 USD với giá 80 USD. Trên trần nhà, cô treo một chiếc đèn lồng có thể chỉnh màu đèn theo tâm trạng.

Cha mẹ Schall rất ủng hộ đam mê thiết kế nội thất của cô cho đến khi họ phải giúp con gái bốc dỡ đống đồ có trị giá tới 3 chiếc ôtô.

Không phải ai cũng thích

Bayla Felton-Jones, sinh viên năm nhất tại Đại học Elizabeth City State, đã dành nhiều ngày trong mùa hè để thiết kế từng inch cho căn phòng "hiện đại, sáng sủa và thoáng mát" của mình. Nói là phòng nhưng thực ra Felton-Jones chỉ được trang trí một nửa, nửa còn lại thuộc về Quinn Miller, bạn cùng phòng của cậu.

Nếu Felton-Jones mong muốn có một căn phòng ký túc xá sang - xịn - mịn như một phần trải nghiệm đáng nhớ thời đại học, Miller ngược lại hoàn toàn.

"Tôi chỉ ngủ ở đây nên tôi chả lý gì khi tiêu tiền vào thứ không đáng", anh bày tỏ.

Thật vậy, Miller là người theo chủ nghĩa tối giản. Nửa phòng của anh chỉ có bức tường trống, một chiếc gối và khăn tắm vứt ở cuối giường.

Bạn bè và cha mẹ của Felton-Jones cũng nhận ra sự tương phản giữa 2 nửa căn phòng thực sự rất gây cười.

"Bước vào phòng, bạn sẽ thấy nửa của Felton-Jones dường như thiên đường và nửa còn lại, ừm, thôi bỏ đi", họ so sánh.

Điều duy nhất mà Felton-Jones nên cảm thấy may mắn là bộ drap giường phát sẵn của Miller cùng tông màu trang trí với nửa-phòng của anh.

Câu hỏi kỳ lạ để vào được các đại học danh giá ở Mỹ

Trong bối cảnh hầu hết trường đại học không còn yêu cầu bằng ATC hay SAT, bài luận sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm