Để chuẩn bị cho 30 triệu thanh niên Việt nền tảng tri thức đúng đắn và toàn diện, tạo nên sức mạnh tri thức, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, thể chất để khởi chí - lập thân - khởi nghiệp giúp quốc gia giàu mạnh và trường tồn. Chuyên mục “Hành trình từ trái tim” của Trung Nguyên Legend sẽ tiếp tục khởi đăng các loạt bài viết giới thiệu các cuốn sách quý trong Tủ sách nền tảng đổi đời - Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ, tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.
Sức mạnh của một quốc gia không phải phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, không phải phụ thuộc vào dân số ít nhiều, không phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít... mà sự hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào 3 thành tố căn bản: Độ lớn của khát vọng - chí hướng quốc gia, trí huệ - sự minh triết của quốc gia, sự đoàn kết toàn diện của quốc gia.
“Hành trình từ trái tim - Hành trình lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng hơn 10 năm qua, đến nay đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng - Quân chủng Hải quân, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… cùng nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế cùng các cơ quan, đơn vị truyền thông.
“Hành trình từ trái tim” nhằm kiến tạo khát vọng lớn, chí hướng vĩ đại cho thế hệ thanh niên Việt Nam, nhằm cung cấp nền tảng tri thức đúng đắn và hiểu biết toàn diện cho 30 triệu thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý của Tủ sách nền tảng đổi đời - Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ, tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.
Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại: Huyền học, Triết học, Khoa học, Chính trị học, Kinh tài học, Tâm lý học, Xã hội học, Đạo đức học, Nghệ thuật - Mỹ học, Âm thanh - Ngôn ngữ học, Y học và Võ học. Để từ đó, các thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, cùng nhau nỗ lực luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mạnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một dân tộc vĩ đại và trường tồn.
Vậy nên chúng ta rất cần tình thương của nhau, động viên nhau, là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhau, cùng nhau vượt qua mọi sự khác biệt, mọi sự bất đồng, hận thù trong quá khứ - nếu có, vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, cùng nhau truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại, vượt qua mọi xung đột, mọi nguy cơ và thảm họa - dù là thiên tai hay nhân tạo để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.
Chiến Quốc là một trong những thời kỳ loạn lạc, rối ren nhất trong lịch sử của Trung Hoa; bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự… biến đổi liên tục ở từng khắc trôi qua. Trong sự tình hỗn loạn ấy, lời rằng “thời thế sinh anh hùng” quả thật không còn gì đúng hơn khi đã hiển sinh nhiều triết gia, quân sự gia, chính trị gia, mưu lược gia tài danh mà những ghi chép của họ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Quỷ Cốc Tử là một bậc kỳ tài được hiển sinh trong thời thế đấy. Bởi sự uyên áo vượt thường, những lời chân truyền của Quỷ Cốc Tử đã được tổng biên thành tác phẩm Quỷ Cốc Tử Mưu lược Toàn thư để đời đời người sau tiếp dụng. Nhắc lời của nhân gian, thật không ngoa khi nhận rằng đây là một bộ Đông phương Văn hóa Kỳ thư, là một sự hội tụ trí tuệ kinh điển của cổ nhân, điều nghiên quyền thuật và mưu lược, quy nạp kiến thức chính trị - xã hội thâm thúy; là cẩm nang để thao luyện tài năng hùng biện siêu hạng và mưu thuật xuất sắc.
Quỷ Cốc Tử Mưu lược Toàn thư cũng được đánh giá là kiệt tác, là “Trí tuệ kỳ thư” dưới quan điểm hiện thời trong bối cảnh thế giới đương đại, hướng đạo thâm thúy phương thức đối nhân xử thế từ tầm mức cá nhân cho tới quốc gia. Ấy chính là bảo bối để thi triển chính sách ngoại giao siêu việt toàn tài và tạo tác một thành trì an ninh siêu hạng bất khả phạm.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là tập hợp tương đối đầy đủ nhất của cấp độ Mưu Thuật - Trí Thuật; để chuẩn bị cho một dân tộc vĩ đại, trung tâm, siêu việt; thì cấp độ đó cũng là chưa đủ mà phải cùng đoàn kết luyện rèn lên mức độ của Trí Đạo - Tâm Đạo; là cấp độ có thể thấu ngộ được quy luật tạo hoá, hiểu được Ý Trời, cùng quy tụ Lòng Người với những động lực và cảm xúc cao cấp và cao quý nhất.
Trong tác phẩm Qủy Cốc Tử mưu lược toàn thư, Nội kiện là một trong những thuật giao tiếp chiến lược sâu sắc. Nếu xét về mối quan hệ giữa chủ tướng (người nghe) và thuộc cấp (người nói, thường là nhà du thuyết hoặc quân sư), việc trình bày luận điểm và duy trì kế sách đã được vạch ra là yếu tố then chốt quyết định sự gắn bó bền vững giữa hai bên. “Nội” nghĩa là thuyết phục sao cho chủ tướng tiếp nhận và tin dùng kế sách, trong khi “Kiện” đề cập đến việc bảo vệ, duy trì và tinh chỉnh kế sách đó ngay khi tình hình chuyển biến theo chiều hướng khó khăn.
Để lý lẽ và mưu lược của mình được chấp nhận, thuộc cấp trước hết cần xây dựng mối quan hệ song phương tâm đầu ý hợp với đối tượng du thuyết, nhằm tạo dựng sự đồng thuận về tư tưởng và tình cảm. Khi đôi bên hòa hợp, thuộc cấp có thể tiến hành “Nội” một cách hiệu quả. Sự tin tưởng, quý trọng là cơ sở để nhà du thuyết đưa ra một kế sách chu toàn, đầy đủ các lý lẽ từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, với cái nhìn tổng thể từ Thiên Địa Nhân và thuyết Âm Dương.
Mức độ thành công của toàn bộ quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của chủ tướng. Người nghe càng tin tưởng, kế sách càng dễ duy trì, từ đó tạo nền tảng cho mối quan hệ bền vững. Do đó, “Nội Kiện” chú trọng vào các phương pháp nắm bắt tâm lý và nhận biết những thay đổi trong tâm lý của người lãnh đạo, nhằm dẫn dắt họ theo cách tự nhiên nhất.
Trong thời Chiến Quốc, Trương Nghi (373 - 310 TCN) là một trong những nhân vật nổi bật vận dụng thành công thuật Nội kiện. Là học trò của Quỷ Cốc Tử và bạn đồng môn của Tô Tần, khi được Tần Vương bổ nhiệm làm tướng quốc, ông đã sử dụng thuật này để thực hiện liên minh chiến lược nhằm chiếm ưu thế trước các nước đối thủ. Trương Nghi đã mất bốn lần tới nước Ngụy để thuyết phục Ngụy Ai Vương tôn Tần Vương làm hoàng đế. Sau đó, ông đã lừa Sở Hoài Vương bằng hứa hẹn sẽ cắt đất Thương Ư cho nước Sở, nhưng cuối cùng nước Tần không giữ lời, dẫn đến cuộc đại chiến giữa hai nước Sở và Tần, khiến quân Sở thua thảm hại, buộc phải trở thành đồng minh của Tần.
Không dừng lại ở đó, Trương Nghi tiếp tục vận dụng thuật Nội kiện để thuyết phục Hàn Vương. Ông chỉ ra điểm yếu của nước Hàn: “Địa thế nước Hàn hiểm trở, dân chúng đều sống ở vùng núi, không tới một năm nữa lương thực sẽ cạn kiệt, phải ăn cám để sống qua ngày. Binh sĩ cả nước không tới 300 nghìn người”. Trong khi đó, quân đội nước Tần lại có hơn triệu người, hơn nghìn chiến xa, hơn vạn chiến mã. Trước những lập luận thuyết phục, Hàn Vương quyết định kết giao với nước Tần.
Để củng cố vị thế của Tần, Trương Nghi cũng thuyết phục vua Tề bằng cách chỉ ra những rủi ro và lợi tích tiềm tàng nếu liên minh với Tần. Ông lập luận về sự an nguy của Tề trong bối cảnh các nước xung quanh có thể kết hợp tấn công nếu Tề không sớm đưa ra quyết định khôn ngoan: “Nếu hoàng thượng không thần phục, thì nước Tần chắc chắn sẽ cho hai nước Hàn và Ngụy tấn công phía nam nước Tề, cho nước Triệu vượt qua sông đánh nước Tề. Lúc đó, nước Tề có muốn thần phục nước Tần thì cũng đã muộn”. Sự phân tích chặt chẽ của ông khiến Tề Vương chọn phục tùng Tần. Sau đó, Trương Nghi tiếp tục thuyết phục vua Triệu và Yên Vương đồng ý với kế sách của mình, giúp Tần mở rộng liên minh và củng cố sức mạnh.
Nhờ tài năng thuyết phục và nắm bắt tâm lý các vị vua, Trương Nghi đã thành công trong việc đưa sáu nước liên minh với Tần. Ông tinh tế lựa chọn cách tiếp cận dựa trên đặc điểm tâm lý và điểm yếu của từng vị vua, từ đó dẫn dắt họ về phía Tần. Khi khuyên Hàn Vương, ông luôn nhấn mạnh sự yếu kém của Hàn so với Tần, khi thuyết phục nước Triệu, ông lợi dụng ưu thế về mặt ngoại giao, phân tích toàn cục. Đặc biệt, ông hiểu rõ tâm lý sợ thất bại của các vị vua, điều này đã giúp ông thành công trong việc thuyết phục họ.
Theo Quỷ Cốc Tử, thuật Nội kiện đòi hỏi người du thuyết phải “Dĩ biến cầu nội giả, nhược quản thủ kiện” - nghĩa là phải linh hoạt ứng biến để đưa ra sách lược thuyết phục phù hợp. Nếu kế sách đưa ra chưa đáp ứng được mong muốn của nhà lãnh đạo, đó có thể là do người du thuyết chưa thực sự thấu hiểu tâm lý của đối phương. Khi người nghe bị lay động, lời nói nhà du thuyết sẽ dễ dàng được tiếp thu và lòng tin được củng cố.
Một ví dụ điển hình về nghệ thuật thuyết phục trong Nội kiện là triết gia Mạnh Tử (372-289 TCN), người kế thừa Khổng Tử. Ông đã vận dụng khéo léo kỹ xảo biện luận khi du thuyết vua Tề. Khi Tề Ngôn Vương hỏi làm thế nào để thống nhất thiên hạ. Mạnh Tử không đưa ngay lời khuyên mà tinh tế dẫn dắt câu chuyện bằng cách nhắc về nghĩa cử của vua Tề khi tha không giết một con trâu run rẩy trước lễ tế chuông. Ông nói: “Tấm lòng nhân từ ấy đủ để chứng minh đại vương có thể làm vua thống trị cả thiên hạ”. Tề Tuyên Vương phấn kích, tiếp tục nghe những lời nói của Mạnh Tử: “Ân huệ của đại vương hiện nay chỉ dành cho loài cầm thú, song chưa thấy dành cho dân chúng. Nếu dân chúng không thể an cư lập nghiệp thì chính là vì đại vương vốn không quan tâm tới họ, chứ không phải vấn đề có làm được hay không. Đại vương có thể thống trị được thiên hạ, song đại vương cần phải xem đại vương có muốn làm gì khác không”. Bằng cách nắm bắt tâm lý, Mạnh Tử đã thuyết phục nhà vua về tấm lòng nhân từ và lợi ích cho dân, khiến vua Tề hoàn toàn tin tưởng. Điều này thể hiện khả năng “biết người biết ta” của ông - không chỉ giỏi suy đoán tâm ý của đối phương mà còn khéo léo nhận biết được những điều mà đối phương thích nghe, từ đó thành công trong việc thuyết phục.
Thuật Nội kiện không chỉ có giá trị trong thời Chiến Quốc mà còn mang tính ứng dụng rộng rãi trong thế giới hiện đại. Kỹ năng thuyết phục, nghệ thuật nắm bắt tâm lý và khả năng xây dựng lòng tin - những yếu tố cốt lõi của Nội kiện - giờ đây trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực như giao tiếp, lãnh đạo và kinh doanh. Các nhà lãnh đạo hiện đại có thể sử dụng Nội kiện để nắm bắt tâm lý đối tác, điều chỉnh cách tiếp cận phù hợp và đạt được sự đồng thuận cần thiết. Trong kinh doanh, nắm vững thuật Nội kiện đồng nghĩa với việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng, nắm bắt xu hướng thị trường và cạnh tranh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.
“Nội kiện” thuộc thiên thứ 3 trong 12 thiên mưu lược của cuốn sách “Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” được Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao - Quân sự trong "Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời".
Tủ sách “Nền tảng đổi đời” hợp nhất tinh hoa tri thức toàn nhân loại bao gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng nghìn tấm gương vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.
Tủ sách “Nền tảng đổi đời” cung cấp kiến thức, giúp học hỏi về 12 lĩnh vực căn cốt nhất của đời sống bao gồm: Huyền học, Triết học, Khoa học, Chính trị học, Kinh tài học, Tâm lý học, Xã hội học, Đạo đức học, Nghệ thuật - Mỹ học, Âm thanh - Ngôn ngữ học, Y học và Võ học nhằm khuyến khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức nhân loại.
Từ đó, chuyển hóa sức mạnh tri thức thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần giúp mỗi cá nhân và quốc gia rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.
Một dân tộc vĩ đại là dân tộc biết thượng tôn và tôn thờ tri thức, khao khát truy cầu và sẻ chia chân lý.
Tri thức là ánh sáng, là sức mạnh của dân tộc!
(Đón đọc kỳ sau: Quỷ Cốc Tử Mưu lược toàn thư - Để hy)