Theo South China Morning Post, với việc GDP Trung Quốc sụt giảm tới 6,8% trong quý I, nhiều nhà đầu tư đại lục rơi vào cảnh thiếu hụt nguồn tiền mặt, do đó sẵn sàng bán bất động sản ở Hong Kong với mức giá rẻ hơn bình thường.
Do đó, giá bất động sản tại các khu của chủ người Trung Quốc đại lục giảm rất mạnh. Theo Savills, giá nhà cao cấp ở khu Cửu Long và Vùng lãnh thổ mới giảm khoảng 4,5% trong trong quý I. Ở các khu Trạm Cửu Long và Cửu Long Đường, mức giảm thậm chí lớn hơn, lần lượt là 6,9% và 4,9%.
Một căn hộ rộng 60 m2 tại khu Century Link ở Tung Chung vừa được bán với giá 7,6 triệu đôla Hong Kong (980,550 USD) gần đây. Một nhà đầu tư Trung Quốc khác đã bán lỗ biệt thự rộng 190 m2 tại The Beverly Hills ở Tai Po với giá 20 triệu đôla Hong Kong trong tháng này. Bất động sản này trước đó được định giá 28,5 triệu đôla Hong Kong cách đây 10 năm.
Nhu cầu từ Trung Quốc giảm làm hạ giá bất động sản tại Hong Kong. Ảnh: Roy Issa. |
Dịch Covid-19 khiến nền kinh tế Trung Quốc tê liệt, GDP giảm tới 6,8% trong quý I. Ông Dennis Wong, Giám đốc chi nhánh của Cơ quan Tài sản Centaline, trả lời SCMP: "Các chủ bất động sản khá bi quan về tình hình thị trường, họ buộc bán tài sản để thu tiền về".
"Nếu chủ nhà là người Trung Quốc, họ phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế nếu muốn gia nhập thị trường. Sẽ mất khoảng 2 triệu đôla Hong Kong nếu họ vẫn muốn nắm giữ các tài sản ở Hong Kong", ông nói thêm.
Người Trung Quốc cũng ngừng mua bất động sản tại Hong Kong. Số lượng nhà hợp pháp để mua bán đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 42 căn trong vào tháng 3, tức giảm 92,1% so với con số 534 căn vào tháng 12/2017.
Giá nhà cũng theo nhu cầu lao dốc giảm dần. Ông Wong Leung-sing, Phó giám đốc nghiên cứu cao cấp của Centaline, cho biết sự điều chỉnh giá nhà vẫn sẽ chưa kết thúc.
Tại các khu nhà cao cấp tại Hong Kong, giá bất động sản giảm khoảng 4,5% vì chủ nhà Trung Quốc liên tục bán tháo tài sản để lấy tiền xoay sở cho hoạt động kinh doanh. Ảnh: Dickson Lee. |
Theo Cushman & Wakefield, có khoảng một nửa các nhà đầu tư Trung Quốc giảm đầu tư vào thị trường nước ngoài trong năm nay. Ông James Shepherd, người đứng đầu nghiên cứu của Greater China, nhận định: "Suy thoái kinh tế do Covid-19 sẽ có tác động đáng kể đến khối lượng giao dịch trong năm 2020".
Các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ chọn những bước đi an toàn hơn. Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics chia sẻ: "Sự phục hồi (trong GDP tại Trung Quốc) sẽ bị đè nặng bởi nhu cầu trong và ngoài nước vẫn còn yếu".
Nỗi sợ hãi về virus, thu nhập bấp bênh và mất việc làm sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ trong những tháng tới. Ngoài ra, nhu cầu quốc tế cũng sẽ trượt dốc, ảnh hưởng đến sự phục hồi của Trung Quốc.