Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiếm nhiều tiền hơn, người Singapore vẫn không hạnh phúc

Áp lực trong công việc cũng như so sánh xã hội khiến nhiều người trẻ Singapore cảm thấy mệt mỏi. Có nhiều tiền để mua sắm không khiến họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.

Tiền bạc là gốc rễ của nhiều vấn đề khiến người Singapore căng thẳng. Áp lực về công việc để kiếm tiền dễ làm họ rơi vào trạng thái tức giận, có đến 3/4 số người được hỏi nói rằng công việc đối với họ không mang ý nghĩa gì hơn ngoài công cụ kiếm sống.

Ngay cả những vấn đề trong đời sống cá nhân của họ cũng xuất phát từ công việc. Ngày càng có nhiều người trẻ ở quốc đảo sư tử độc thân, nhiều người muốn hẹn hò nhưng không có thời gian vì bận rộn cho công việc.

Tỷ lệ sinh con ngày càng tiến tới mức thấp kỷ lục do chi phí nuôi dạy trẻ quá cao, và các cặp vợ chồng bận rộn không có thời gian để chăm sóc con của họ.

Trên thực tế thu nhập trung bình ở quốc gia này đang tăng nhanh hơn mức lạm phát. Ngày 15/2, Cục Thống kê Singapore đã công bố rằng thu nhập trung bình của hộ gia đình ở nước này đã tăng từ 9.189 USD vào năm 2020 lên 9.520 USD năm 2021.

Thế nhưng, người dân đáng ra cảm thấy thoải mái hơn trong chi tiêu khi có mức thu nhập tốt, thay vào đó họ lại cảm thấy chán nản và "ngày càng nghèo".

Áp lực xã hội

Các chuyên gia đã chỉ ra các phát hiện tâm lý giải thích lý do thu nhập hộ gia đình tăng nhưng người dân Singapore không hề hạnh phúc hơn so với trước.

Đầu tiên, số tiền mặt trong tài khoản ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của một người nhiều hơn so với tài sản ròng mà họ sở hữu.

Rất nhiều người về hưu ở Singapore là những người giàu tài sản nhưng nghèo tiền mặt. Phần lớn tài sản họ có chính là nhà ở, rất dễ bắt gặp một người lớn tuổi sống trong cơ ngơi trị giá hàng triệu đôla nhưng ăn bánh mì vào bữa tối.

Không chỉ người già mới nghèo tiền mặt. CPF - Hệ thống An sinh xã hội (ASXH) dành cho tất cả công dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương - về cơ bản sẽ giữ tiền của người lao động cho tới khi họ về hưu.

Người Singapore có xu hướng nỗ lực để mua được nhà riêng, coi nó như một khoản đầu tư thay vì chỉ là nơi để ở. Ước tính có khoảng 5% đến 10% người dân vay mua nhà đang chi tiêu quá mức, họ có thể gặp rắc rối lớn nếu có vấn đề trong dòng tiền.

Giá nhà thuê quá cao khiến nhiều người trẻ chỉ chuyển khỏi nhà của cha mẹ khi đã đủ năng lực mua bất động sản riêng. Nhiều người có thể vay nợ để mua một bất động sản triệu đô, đồng nghĩa số dư tài khoản có thể ảnh hưởng bởi nó.

cuoc song o Singapore anh 1

Người Singapore thường nỗ lực mua nhà riêng dù phải gánh nợ.

Nhiều người sẵn sàng ký các khoản vay để mua ôtô, thậm chí chi tiết cho những khoản không cần thiết như hàng xa xỉ hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.

Các chuyên gia cho rằng con người sẽ thấy hạnh phúc hơn khi giữ tiền mặt và chi tiêu ít đi cho những thứ không cần thiết. Có 1 triệu USD trong ngân hàng khiến bạn hạnh phúc hơn so với sở hữu tài sản ròng 1 triệu USD nhưng 990.000 USD nằm ở căn nhà bạn có.

Dù vậy, đầu tư tiền mặt một cách thận trọng vẫn tốt hơn so với để tiền nằm im một chỗ không sinh lời.

Mọi người có thể tự mang lại cảm giác an toàn bằng cách đảm bảo có đủ quỹ khẩn cấp và tiết kiệm thay vì tiêu hết sạch tiền vào mua tài sản hoặc đem đi đầu tư. Điều này khá tích cực khi ngăn mọi người lâm vào cảnh vay nợ tín dụng lãi suất cao nếu chẳng may gặp rủi ro.

cuoc song o Singapore anh 2

Trải nghiệm và học hỏi điều mới mang đến hạnh phúc bền vững hơn so với mua sắm quá nhiều vật chất.

Mọi người có thể "mua" được nhiều hạnh phúc hơn nếu chi tiền cho trải nghiệm thay vì mua các sản phẩm vật chất hữu hình.

Kỳ nghỉ ở Melbourne không chỉ mang lại cho bạn một tuần được nghỉ ngơi mà còn giúp bạn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn lại những kỷ niệm trong chuyến đi của mình.

Trái lại, mua một chiếc túi Chanel có thể đem đến cảm giác thỏa mãn khi bước chân ra khỏi cửa hàng, nhưng niềm hạnh phúc đó thường có xu hướng thoáng qua và biến mất nhanh chóng.

Thực tế trên liên quan đến mức độ hạnh phúc của người Singapore. Văn hóa Singapore rất coi trọng vật chất, có nghĩa mọi người có xu hướng chi tiền cho những món đồ hào nhoáng và đắt đỏ.

Phải làm việc quá nhiều với áp lực lớn càng làm trầm trọng hơn chứng nghiện mua sắm của người dân quốc đảo sư tử. Mua đồ là cách nhanh chóng và dễ dàng để "tận hưởng cuộc sống" khi họ có quá ít thời gian rảnh.

Có nhiều lựa chọn giúp bạn có được hạnh phúc như leo núi, học nhảy, học võ, học ngôn ngữ mới thay vì chỉ chi tiền mua thật nhiều quần áo mới. Để cuộc sống có nhiều trải nghiệm phong phú giúp mọi người suy nghĩ tích cực hơn.

Văn hóa làm việc '996' bị khai tử ở Trung Quốc

Nhiều công ty lớn ở Trung Quốc phải từ bỏ văn hóa làm việc "996", dần chuyển sang các mô hình mới như "1075" hay "965", đồng thời cho phép nhân viên làm việc từ xa.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm