Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 trước 1975 và bây giờ

Sau Hiệp định Geneve (1954), cầu Hiền Lương (Vĩnh Linh, Quảng Trị) cùng sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt 2 miền đất nước.

Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 1Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 2
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt bởi giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 17, tại cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị).
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 3Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 4
Theo Hiệp định, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (tên gọi Khu phi quân sự Việt Nam, Vietnamese Demilitarized Zone - V-DMZ) được lập ra dưới sự giám sát quốc tế, để sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956, giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ. Trong ảnh, cầu Hiền Lương nhìn từ một tòa nhà ở phía nam năm 1966 và hiện nay.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 5Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 6
Sau khi Khu phi quân sự DMZ được xác lập, tính từ điểm phân chia ở giữa cầu Hiền Lương, mỗi bên giữ một đầu cầu dưới sự giám sát của chuyên gia quốc tế. Trên lý thuyết, DMZ rộng 1,6 km (một dặm Anh) về mỗi phía, tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam - Lào cho đến bờ biển.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 7Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 8
Ranh giới phân định 2 miền ở giữa cầu Hiền Lương.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 9Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 10
Sau khi Ngô Đình Diệm lập nên chính quyền ở miền Nam cùng với sự ủng hộ quân sự mọi mặt từ Mỹ, cuộc chiến không tiếng súng ở khu DMZ diễn ra bằng các hình thức đấu loa công suất lớn hoặc chạy đua về độ cao của cột cờ.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 11Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 12
Các công trình xây dựng của đầu phía bắc cầu Hiền Lương như để khẳng định sự lớn mạnh cùng nền độc lập của Việt Nam, kêu gọi sự thống nhất 2 miền.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 13Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 14
Đồn công an của Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1966 và hiện nay.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 15Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 16
Từ năm 1966, tại đầu cầu phía bắc đã được xây dựng một cổng chào cao lớn, trái ngược với cổng chào bằng gỗ phía bên kia.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 17Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 18
Khẩu hiệu "Nam Bắc Là Một Nhà" ở đầu cầu phía bắc.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 19Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 20
Từ tháng 6/1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân giải phóng. Ảnh: Con đường phía nam cầu Hiền Lương trước 1975 và bây giờ.
Khu phi quan su vi tuyen 17 anh 21
Vị trí cầu Hiền Lương (điểm đỏ) nối 2 bờ sông Bến Hải. Ảnh: Google Maps - Thiên Sơn.


Văn Được

Ảnh tư liệu : LIFE

Bạn có thể quan tâm