Bo Lingam, Chủ tịch các hãng hàng không tại AirAsia cho biết: “Việc các đối tác tại Nhật Bản và Ấn Độ rút vốn đầu tư khiến Tập đoàn AirAsia gặp nhiều khó khăn về tài chính”.
“Giảm chi phí và giảm đốt tiền mặt là những ưu tiên hàng đầu của hãng trong thời điểm hiện tại. Đóng cửa AirAsia Nhật Bản và xem xét lại khoản đầu tư vào AirAsia Ấn Độ để phục vụ cho việc giảm tải trên”.
AirAsia Nhật Bản đã đệ đơn phá sản lên Tòa án quận Tokyo vào đầu ngày 17/11, sau khi ngừng mọi hoạt động vào tháng trước. Chi nhánh tại Nhật đã nhận được lệnh quản lý tạm thời từ tòa án vào ngày 17/11.
AirAsia rơi vào khó khăn như nhiều hãng hàng không khác. Ảnh: Getty. |
Theo Bloomberg, tập đoàn cũng ngừng rót vốn cho AirAsia Ấn Độ vào tháng trước. Tương lai của công ty hiện phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn Tata Group, cổ đông nắm giữ 51%.
Tình trạng của chi nhánh AirAsia X cũng không khả quan hơn. Đầu tháng 11, công ty đã đệ trình một đề xuất tái cơ cấu nợ mới cho các chủ nợ.
Ngày 30/6, AirAsia đã báo cáo khoản lỗ lớn nhất nhất từ trước đến nay trong quý thứ hai, khi Covid-19 làm chao đảo ngành hàng không.
AirAsia Nhật Bản đã hủy tất cả chuyến bay, bao gồm một chuyến từ Nagoya đến Đài Bắc. Các chuyến bay đến Nhật Bản do các hãng vận chuyển khác của AirAsia khai thác từ Thái Lan và Philippines hiện chưa bị ảnh hưởng.
Các dịch vụ quốc tế từ Malaysia, Thái Lan và Philippines đến Nhật Bản sẽ hoạt động trở lại khi các lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng và biên giới các nước mở cửa trở lại.
Theo một tuyên bố khác của hãng, AirAsia Nhật Bản hiện không thể hoàn tiền các khoản hoàn phí chưa thanh toán với khách hàng đã đặt chuyến.
AirAsia Ấn Độ nắm giữ 6% thị phần và có hơn 3.000 nhân viên. Trái với dự đoán sẽ hòa vốn trong 4 tháng khi bắt đầu bay vào năm 2014. Tuy nhiên, AirAsia Ấn Độ hiện vẫn chưa kiếm được tiền tại một đất nước có thuế nhiên liệu và giá vé máy bay cao như Ấn Độ.