Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không có nhà vệ sinh, khó lấy được vợ ở Ấn Độ

Ấn Độ theo đuổi chiến dịch vệ sinh đầy tham vọng nhằm cung cấp nhà vệ sinh cho gần một nửa trong số 1,3 tỷ dân nước này trong 5 năm.

Theo CNN, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuần rồi vừa tuyên bố người dân nước này không còn đại tiện ngoài trời, tức đi vệ sinh trên các cánh đồng, bụi rậm, rừng cây, sông nước hoặc bất cứ không gian mở nào khác thay vì sử dụng nhà vệ sinh.

"Thế giới rất ngạc nhiên khi hơn 600 triệu người đã được cung cấp nhà vệ sinh trong 60 tháng. Chúng tôi đã xây dựng hơn 110 triệu nhà vệ sinh", ông Modi cho biết hôm 2/10 nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của biểu tượng đấu tranh cho độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi.

"Không ai tin rằng Ấn Độ có thể xóa bỏ nạn vệ sinh ngoài trời trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Bây giờ, điều đó đã thành sự thật".

nha ve sinh An Do,  dai tien ngoai troi anh 1
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: DW.

Thủ tướng Modi đã khởi động dự án này - một phần của chiến dịch khổng lồ Swachh Bharat (Làm sạch Ấn Độ) - vào năm 2014, với mong muốn loại bỏ tình trạng đi vệ sinh ngoài trời vào năm 2019. Nếu các số liệu chính phủ đưa ra là chính xác, đây sẽ là một thành tựu to lớn của đất nước đông dân thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết các số liệu thống kê bị "sai lệch", và vấn đề vệ sinh không đúng chỗ này vẫn chưa được xóa bỏ ở Ấn Độ.

Ông Nazar Khalid, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Kinh tế Từ bi (RICE), cho biết chính phủ tập trung quá nhiều vào việc xây dựng nhà vệ sinh mà không đảm bảo rằng người dân thực sự sử dụng chúng. Chính phủ cũng không đảm bảo nhà vệ sinh mới được bảo trì và nước thải được xử lý đúng cách, ông nói thêm.

Quốc gia có số người vệ sinh ngoài trời cao nhất thế giới

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Ấn Độ có số người đại tiện ngoài trời cao nhất thế giới - khoảng 620 triệu người - đa số ở khu vực nông thôn.

Đại tiện ngoài trời là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tiềm tàng như tiêu chảy. Theo UNICEF, ô nhiễm phân và vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em. Đại tiện ngoài trời cũng khiến phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị tấn công và cưỡng hiếp. Do đó, họ thường phải đợi đến khi trời tối để “giải tỏa”.

nha ve sinh An Do,  dai tien ngoai troi anh 2
Phụ nữ đi bộ trên đường ray xe lửa trong khu vực người dân đi vệ sinh ở gần ga xe lửa Nizamuddin, New Delhi vào ngày 27/9/2019. Ảnh: CNN.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính chiến dịch Làm sạch Ấn Độ của ông Modi có thể giúp 300.000 người tránh khỏi tử vong do tiêu chảy và thiếu protein từ năm 2014 đến tháng 10/2019.

Việc không có nhà vệ sinh và thiết bị đầy đủ, cũng như thiếu nhận thức về vệ sinh và đi vệ sinh đúng cách là những lý do khiến người dân đại tiện ngoài trời. Tuy nhiên, thái độ đối với việc này ở Ấn Độ là một thách thức đáng kể trong việc loại bỏ thói quen bám rễ sâu đó. Nhiều người ở khu vực nông thôn coi việc đại tiện ngoài trời sẽ sạch hơn là xây nhà vệ sinh trong nhà.

Ấn Độ có thực sự xóa bỏ việc đại tiện ngoài trời?

Trước khi chiến dịch Làm sạch Ấn Độ bắt đầu, chỉ có 39% hộ gia đình có nhà vệ sinh. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát toàn quốc vào tháng 2 do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho thấy 10% người dân ở vùng nông thôn Ấn Độ đại tiện ngoài trời, và 96% những người có nhà vệ sinh đã sử dụng nó. Chính phủ Ấn Độ cho biết ở thời điểm hiện tại 100% lãnh thổ nước này đã có nhà vệ sinh.

Thủ tướng Modi cho biết tất cả người dân Ấn Độ đã đóng góp vào thành công của chiến dịch. Việc khiến công chúng tham gia vào chiến dịch là điều then chốt. Các nhà làm phim Bollywood còn đưa vấn đề lên màn ảnh rộng Ấn Độ, và có nhiều tin tức công khai về việc phụ nữ từ chối kết hôn trừ khi nhà chồng tương lai của họ có nhà vệ sinh.

nha ve sinh An Do,  dai tien ngoai troi anh 3
Một người đàn ông mang theo nước khi đi đại tiện ngoài trời ở Greater Noida ở ngoại ô New Delhi. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng các số liệu bị thổi phồng và nhiều người dân Ấn Độ vẫn sống mà không có nhà vệ sinh - hoặc không sử dụng chúng ngay cả khi họ có thể tiếp cận được. 

"Chúng tôi đánh giá cao việc chính phủ này đã ưu tiên vấn đề vệ sinh, điều này chưa từng xảy ra trong quá khứ", ông Khalid nói. "Nhưng không có nghĩa rằng hành vi đại tiện ngoài trời đã bị loại bỏ". 

Một nghiên cứu của RICE nhắm vào các hộ gia đình ở bốn bang miền bắc năm 2014 cho thấy 70% người dân nông thôn được khảo sát đi đại tiện ngoài trời. Trong một cuộc khảo sát thứ hai diễn ra vào cuối năm 2018, con số đó là 44%.

Thay đổi nhận thức mới là vấn đề quan trọng

Một vấn đề, theo ông Khalid, là chính phủ tập trung vào việc khiến các ngôi làng xây dựng nhà vệ sinh nhưng lại không xem xét việc bảo trì cơ sở vật chất và xử lý nước thải.

"Chính phủ không chỉ xây dựng nhà vệ sinh mà còn phải giáo dục mọi người về cách sử dụng chúng, cách duy trì và chuyện gì xảy ra với những chất thải trôi xuống hố", ông Khalid nói.

nha ve sinh An Do,  dai tien ngoai troi anh 4
Rác la liệt dưới một biểu ngữ có dòng chữ "Đừng vứt rác" bên cạnh bức chân dung của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Bengaluru. Ảnh: AP.

Các vấn đề về đẳng cấp cũng là một rào cản đáng kể trong việc thay đổi thái độ với nhà vệ sinh. Theo truyền thống, những người ở đẳng cấp thấp nhất có nhiệm vụ làm sạch nhà vệ sinh và cống rãnh - những nơi được cho là không thể động vào đối với các các đẳng cấp cao hơn.

"Người dân không muốn xử lý phân. Đây là công việc theo truyền thống được dành riêng cho một nhóm người nhất định trong xã hội - những người dọn dẹp tay chân", ông Khalid nói.

Hai đứa trẻ ở đẳng cấp thấp nhất của Ấn Độ đã bị đánh đến chết vào cuối tháng trước sau khi đại tiện ngoài trời, theo các nhà chức trách. Hai anh em, tuổi từ 10 đến 12, đã bị tấn công khi đại tiện trên đường phố ở làng Bhakhedi thuộc bang Madhya Pradesh miền Trung Ấn Độ. Việc đại tiện bị cấm ở làng này, phó giám đốc cảnh sát địa phương Viren Singh nói.

Ông Khalid cho biết đại tiện ngoài trời "là vấn đề hành vi, không phải vấn đề về thiếu nhà vệ sinh". Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nên tập trung tìm hiểu xem chiến dịch của ông Modi có tạo ra tác động đến sức khỏe thực sự hay không.

"Có vẻ như rất khó có thể đạt được nhiều lợi ích về sức khỏe khi chỉ phần nào đó xóa bỏ được việc đại tiện ngoài trời," ông Khalid nói.

Ấn Độ bị hạn hán, trẻ em phải bắt tàu hỏa đi xách nước về cho gia đình

Hàng triệu người Ấn Độ không có nước sạch để dùng. Thay vì được chơi sau giờ học, nạn hạn hán đã khiến những đứa trẻ Ấn Độ phải đi 9 km mỗi ngày để lấy nước sử dụng.

Không chỉ hại sức khỏe, không khí bẩn làm người TQ ít hạnh phúc hơn

Ba nghiên cứu khoa học mới được công bố cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tệ ở Trung Quốc khiến người dân có những hành động và cảm xúc tiêu cực.

Ong Bill Clinton nhap vien hinh anh

Ông Bill Clinton nhập viện

0

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhập viện tại Washington để xét nghiệm và theo dõi vào chiều 23/12 sau khi bị sốt, một trợ lý của ông cho biết trên mạng xã hội.

https://edition.cnn.com/2019/10/05/asia/india-modi-open-defecation-free-intl-hnk-scli/index.html

Như Trần

Bạn có thể quan tâm