Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Không chịu được áp lực vì là sếp nhỏ tuổi hơn nhân viên

Tôi chủ động xin nghỉ việc sau 3 tháng làm quản lý ở tuổi 24. Tôi nghĩ mình quá vội vàng khi nhận lời, thiếu khả năng quản trị nhân sự, không chịu được áp lực đến từ cấp dưới.

Cách đây không lâu, tôi được bổ nhiệm lên vị trí trưởng nhóm truyền thông tại một công ty.

Quyết định này được đưa ra sau khi quản lý trực tiếp của tôi có việc riêng, đột ngột xin nghỉ. Trước khi rời công ty, chị đề xuất với lãnh đạo, đưa tôi lên đảm nhiệm chiếc ghế trống đó vì là người có năng lực làm việc.

Đánh giá từ sếp cũ khiến tôi tự tin, yên tâm hơn, chắc chắn không phải vì cảm tính mà chị đề bạt tôi. Tuy nhiên, tôi gặp khó khi các nhân viên lại đều lớn tuổi, thậm chí có một vài anh chị thuộc thế hệ đầu 9x.

Suốt thời gian làm việc, không ít những phát sinh, mâu thuẫn đã xảy ra chỉ vì tôi là một cấp trên nhỏ tuổi, trong khi trước đó, tôi chỉ là một nhân viên trẻ trong nhóm. Nhiều người cho rằng tôi “non tay", thiếu kinh nghiệm, không có khả năng quản lý, dù chưa từng làm việc cùng.

Vì nhỏ tuổi, lời nói của tôi có vẻ kém trọng lượng hơn với các nhân viên do mình quản lý. Khi tôi giao việc, mọi người ậm ừ, vài người khác thậm chí không quan tâm. Trong công việc, mọi người cũng không chủ động báo cáo tiến độ, không còn hăng hái đề xuất ý tưởng, phớt lờ những góp ý của tôi về dự án. Điều này khiến công việc cả nhóm đình trệ.

Các mâu thuẫn tăng dần vì tôi quá bức xúc với thái độ và cách làm việc của cấp dưới. Khi tôi đưa ra những yêu cầu, hình phạt cụ thể và trình bày với ban lãnh đạo những khó khăn, mọi người lại cho rằng tôi hống hách, lạm quyền, không biết cách làm sếp.

Chỉ sau 3 tháng, tôi biết mình đã sai, nhận lời làm quản lý khi còn quá trẻ tuổi. Tôi đã quá vội vàng, tự tin, không lượng sức mình, áp lực chịu đựng kém và quan trọng nhất là thiếu khả năng quản trị nhân sự, một điều rất quan trọng với những ai ở vị trí này.

Nhận thấy không thể đưa cả nhóm đi lên, không thể gắn kết các thành viên và khiến họ "tâm phục khẩu phục" mình, tôi quyết định từ chức.

Trong tương lai, chắc chắn tôi vẫn sẽ muốn lên lại vị trí quản lý, nhưng tôi cho rằng mình cần nhiều thời gian hơn để học hỏi và quan sát từ những người sếp trực tiếp bên cạnh.

Nỗi ám ảnh về thành công

Tôi mặc định càng bận càng chứng minh mình có giá trị. Nhưng mọi chuyện tệ hơn khi những lúc ăn, uống, dành thời gian cho bản thân, trong đầu tôi luôn nghĩ đến công việc.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

Am anh hoan hao trong cong viec hinh anh

Ám ảnh hoàn hảo trong công việc

0

Nhiều nhân sự luôn muốn công việc chỉn chu ở mức tuyệt đối. Song, nỗ lực này chỉ khiến họ tốn thời gian, năng lượng, khó tập trung vào các dự án quan trọng hơn.

Mỹ Mỹ

Illustrator: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm