Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không cấm người dùng mạng xã hội dẫn link

"Việc cung cấp thông tin tổng hợp với việc cung cấp nguồn thông tin (dẫn link liên kết) dẫn đến các trang thông tin điện tử là hai hành vi khác nhau".

Không cấm người dùng mạng xã hội dẫn link

"Việc cung cấp thông tin tổng hợp với việc cung cấp nguồn thông tin (dẫn link liên kết) dẫn đến các trang thông tin điện tử là hai hành vi khác nhau".

Ngày 31/7, Bộ Thông tin truyền thông giới thiệu Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet, trong đó có quy định về các trang thông tin điện tử cá nhân như Facebook, Twitter… Nhiều người dùng đã phản ứng khá gay gắt khi cho rằng Nghị định 72 cấm họ không được chia sẻ liên kết từ các báo trên trang cá nhân của mình.

Luật sư Đinh Xuân Hồng, công ty Luật Sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM, chia sẻ về vấn đề này.

- Luật sư có thể giải thích những quy định liên quan đến trang thông tin cá nhân trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP?

- Nghị định 72 có hiệu lực ngày 1/9/2013 sẽ thay thế hoàn toàn Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định mới quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn, đặc biệt là liên quan đến trang thông tin điện tử cá nhân. Theo Khoản 4, Điều 20, Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập, hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Quy định này dùng để giải thích và phân loại các trang thông tin điện tử, định nghĩa về trang thông tin điện tử cá nhân. Theo đó, trang thông tin điện tử cá nhân hoạt động không cần phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan. 

Luật sư Đinh Xuân Hồng.

- Quy định cung cấp thông tin tổng hợp được hiểu như thế nào?

- Theo Điều 3 Nghị định 72, khái niệm thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một, hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin điện tử tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả, hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

- Vậy việc các cá nhân có tài khoản Facebook, Twitter, hay blog dẫn link đến các website khác có phải là vi phạm theo Nghị định này không?

- Đây là vấn đề gây nhầm lẫn cho nhiều người. Việc cung cấp thông tin tổng hợp như định nghĩa ở trên với việc cung cấp nguồn thông tin (dẫn link liên kết) dẫn đến các trang thông tin điện tử là hai hành vi khác nhau. Nghị định 72 không cấm người dùng mạng xã hội dẫn những link của các trang thông tin điện tử hợp pháp.

- Việc đưa bài viết của người khác hoặc copy bài báo vào Facebook hay blog phải thế nào cho hợp pháp?

- Theo quy định tại Điều 26 của Nghị định, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Tại Điểm 1, khoản 1, Điều 16 Luật Viễn thông người sử dụng dịch vụ viễn thông “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông”. Do đó, người sử dụng chịu trách nhiệm việc dẫn nguồn, phát tán đường liên kết do mình thiết lập.

Đối với việc sử dụng những bài viết của người khác, liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả và là tài sản trí tuệ của người khác, người sử dụng cần phải xin phép và phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Đối với việc đăng dẫn các bài viết từ các trang báo (trang thông tin điện tử), thì căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ thì các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin mà không có tính sáng tạo. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.

- Đối với việc dẫn liên kết đến các nguồn tin không phải từ các trang thông tin điện tử được quy định như thế nào?

- Ở đây, các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phải hợp pháp tức là phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Các trang thông tin điện tử tổng hợp phải được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật: “Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội” (Khoản 4 Điều 23).

Nếu việc dẫn tìn từ các website hay nguồn không hợp pháp, các website có nội dung không lành mạnh, đồi trụy, trang web phản động, chống đối Nhà nước,… Trong Nghị định cũng đã nêu rõ, người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như dẫn chiếu khoản 4 Điều 26 Nghị định này.

Thanh Lưu

Theo Infonet

 

 

Thanh Lưu

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm