Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khói rơm rạ mịt mù, ôtô tàu hỏa bật đèn giữa ban ngày

Tập quán đốt rơm rạ ngay tại ruộng để tạo phân bón cho vụ sau đã khiến một đoạn Quốc lộ 1A bị che khuất tầm nhìn, các phương tiện phải bật đèn, bóp còi để tránh va chạm.

Hà Nội nhuốm đặc khói mù trong đêm tối

Tối 24/9, nhiều người dân nội thành thủ đô cảm nhận thấy mùi khét của khói lan tỏa vào nhà. Tại các khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông... ngoài đường ngập một màu trắng đục.

Những buổi chiều gần đây, ven quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), nông dân đồng loạt đốt rơm rạ gây khói, bụi mù mịt bay lên quốc lộ 1A. Do khói bụi làm hạn chế tầm nhìn nên các tài xế điều khiển xe lưu thông qua lại đã phải bật đèn, hú còi...để tránh va chạm đáng tiếc. Bụi, khói khiến nhiều người điều khiển xe máy, học sinh không dám mở mắt hoặc nín thở để thoát thân.
Gần đây, vào chiều tối nông dân ven quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) lại đồng loạt đốt rơm rạ gây khói, bụi mù mịt. Tập quán đốt rơm rạ trên ruộng lúa (hay còn gọi là đốt đồng) trước khi đi vào vụ mới, nhất là vụ lúa tiếp theo vụ đông xuân có ở nhiều địa phương trên cả nước. 
Ở nhiều nơi trên cả nước, bà con nông dân vẫn còn có tập quán đốt rơm rạ trên ruộng lúa (hay còn gọi là đốt đồng) trước khi đi vào vụ mới, nhất là vụ lúa tiếp theo vụ đông xuân. Nông dân thường tranh thủ đốt đồng sớm để sạ vụ lúa xuân hè, không làm đất (sạ chay đốt đồng) hoặc sạ lấp vụ (vụ thu đông). Việc đốt rơm rạ gia tăng trong những năm gần đây do giá nấm rơm sụt giảm, người làm nấm rơm không ngó ngàng đến việc thu mua rơm rạ của nông dân nên chúng trở thành gánh nặng cho bà con vì nếu gặp phải mưa trong lúc chưa giải phóng hết rơm rạ thì việc làm đất và giống trở nên phức tạp.
Tình trạng này gia tăng trong những năm gần đây do giá nấm rơm sụt giảm, người làm nấm không ngó ngàng đến việc thu mua rơm rạ của nông dân nên chúng trở thành gánh nặng cho bà con vì nếu gặp phải mưa trong lúc chưa giải phóng hết rơm rạ thì việc làm đất và giống trở nên phức tạp. Hơn nữa, mấy năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn, vì vậy sau mùa gặt nông dân đốt ngay tại cánh đồng.
Việc đốt rơm rạ diễn ra ngay cạnh quốc lộ 1A khiến khói bụi bay lên bủa vây các phương tiện qua lại. Theo phản ánh của người đi đường, từ 17h đến 18h hằng ngày, việc đốt rơm ra diễn ra đồng loạt và mạnh nhất.
Theo phản ánh của người đi đường, việc đốt rơm rạ diễn ra từ 16h đến 18h hàng ngày. Khói bay mù mịt, tầm nhìn bị hạn chế nên các tài xế lái xe qua đây phải bật đèn, bóp còi để tránh va chạm. Còn người đi xe máy, xe đạp phải nín thở để tránh bị ho.
Hơn 16h, nhiều ôtô xe máy, tàu hỏa đã phải bật đèn, hú còi để đi qua đoạn đường này do tầm nhìn giảm thấp. Theo tài liệu nghiên cứu, trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở... Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...
Hơn 16h, nhiều ôtô xe máy, thậm chí cả tàu hỏa đã phải bật đèn, hú còi để đi qua đoạn đường này.
Dù cố gắng vượt qua đoạn đường khói bụi, vợ chồng anh Hùng vẫn phải dừng xe để chăm sóc đứa con nhỏ có biểu hiện ngạt khí, suy hô hấp. Theo nghiên cứu, hít khói bụi sẽ gây tổn thương phá hủy bộ máy hô hấp. Trước hết là mũi họng, thanh quản bị viêm thường xuyên. “Việc đốt rơm rạ gây khói bụi như thế này đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng không thấy nhà chức trách kiểm tra, dẹp bỏ. Việc hít khói bụi như thế này sẽ dễ mắc bệnh phổi, viêm phế quản và thậm chí ung thư phổi”, anh Hùng phân tích.
Còn vợ chồng anh Hùng đã phải dừng xe để chăm sóc đứa con nhỏ vì sợ cháu hít nhiều khói bụi.
Quốc lộ 1A mở rộng được thiết kế giải phân cách ở giữa, tuy nhiên, bất chấp khói bụi che khuất tầm nhìn, nhiều người dân vẫn cố tình chạy, thồ hàng ngược chiều, điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Dù khói bụi hạn chế tầm nhìn, nhiều người dân vẫn thồ hàng ngược chiều, làm tăng nguy cơ tai nạn.
Cách địa điểm đốt rơm ra đến hơn 10km, thành phố Thanh Hóa vẫn chịu ảnh hưởng khói bụi. Đêm xuống, đường phố mù mịt khói, lượng ô xi suy giảm mạnh nên rất ít người ra đường.
Cách địa điểm đốt rơm rạ hơn 10 km nhưng thành phố Thanh Hóa vẫn mịt mù khói.

Duy Cảnh

Bạn có thể quan tâm