Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Khởi nghiệp bằng 4G từ huyện đảo: Internet giúp người Việt vươn tầm

Cuộc sống của một huyện đảo nghèo, nơi người dân chỉ biết bám biển, đã thay đổi hoàn toàn nhờ sự có mặt của Internet, đặc biệt là 3G, 4G Viettel.

4G Viettel anh 1

Câu chuyện cuộc sống tại một huyện đảo nghèo, nơi người dân chỉ biết bám biển, đã thay đổi hoàn toàn nhờ sự có mặt của 3G, 4G Viettel, cũng là bức tranh điển hình cho sự thay đổi mà Internet đã mang lại cho Việt Nam.

Chàng trai bỏ đất liền về đảo nuôi tôm Bị say sóng, Nghĩa "Hồ" tìm mọi cách được đi học, rời Phú Quý. Nhưng Internet đã kéo Nghĩa về lại đảo, làm giàu bằng nghề nuôi cá mú và tôm hùm.

T

ấn Nghĩa (28 tuổi, xã Long Hải, Phú Quý) hay được dân đảo gọi với cái tên Nghĩa "Hồ". Biệt danh đặc biệt này bắt nguồn từ việc anh là người đầu tiên tại đảo Phú Quý dùng Internet giúp gia đình thành công trong việc xây dựng hệ thống biển hồ để nuôi cá và tôm hùm, chuyển từ nghề đi biển sang nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Nếu ba mẹ, chú bác của Nghĩa là người phát hiện ra ý tưởng gây giống các loài hải sản thay vì vất vả bám biển; thì bằng công nghệ, Internet 3G, và hiện nay là 4G, chàng trai sinh năm 1989 này lại giúp gia đình làm giàu được bằng cách phát triển, kinh doanh, thậm chí xuất khẩu các loài tôm, cá.

Nghĩa "Hồ" chỉ là một trong số ít những người trẻ đã vào bờ học tập, sinh sống, nhưng rồi quyết định trở về huyện đảo Phú Quý để làm giàu sau khi tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel triển khai việc lắp đặt ADSL, phủ sóng 3G, 4G, xóa nhòa khoảng cách 56 hải lý giữa đảo xa và đất liền.

Internet, những ứng dụng trên Internet với nền tảng mobile data đã giúp những người dân như Nghĩa trở thành 1 doanh nghiệp. Chỉ với một chiếc điện thoại, anh hoàn toàn có thể làm việc, làm nghề, kiếm sống, tăng thu nhập ngay chính tại quê hương của mình.

4G Viettel anh 24G Viettel anh 3

4G Viettel anh 4

N

ước biển trong veo, những cơn sóng tung bọt trắng xoá, các bãi cát trắng trải dài dưới những hàng dương xanh rì, dãy đá san hô đầy màu sắc, khung cảnh hoang sơ và gần như chưa có sự đụng chạm của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp là ấn tượng mà Phú Quý mang lại có những người có cơ hội được đặt chân tới đây.

Huyện đảo xinh đẹp cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7 tiếng đi tàu này được bao quanh bởi nhiều hòn nổi, gành đá, vịnh nước lớn, đồng thời là đảo tiền tiêu trên biển Đông của Bình Thuận, trạm trung gian cận quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của đất nước.

Dù thừa nhận mình sống bên một vùng biển đẹp, có điều kiện phát triển kinh tế, nhưng người dân ở đây biết đời sống ở đây còn kém xa đất liền. Cứ 10 người dân Phú Quý thì có 8 người thông thạo ngư nghiệp. Phần lớn dân đảo sống bám biển, phụ thuộc vào biển thay vì có thể phát triển thêm du lịch dịch vụ. 

Nhưng nghề đi biển vốn nghiệt ngã, không phải thế hệ con cháu nào của dân đảo cũng muốn theo nghề của ông cha. Rất nhiều người trẻ đã bỏ đảo, vào bờ, làm việc và định cư ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang.

4G Viettel anh 5

Cũng như những gia đình sống tại Phú Quý, gia đình Nghĩa có nghề gia truyền là đi biển. "Ông ba" của anh theo tàu lớn ra khơi từ năm 14-15 tuổi. Nhưng tới cậu con trai lại có nguy cơ thất truyền vì Nghĩa bị... say sóng.

Chính việc không thể trụ vững tại nơi đầu sóng, ngọn gió ở các ngư trường là lý do chàng trai sinh năm 1989 quyết tâm phải vào bờ, đi học.

Ngay từ khi còn là chàng sinh viên Đại học Sư phạm Đồng Tháp, Nghĩa đã dùng Internet tìm hiểu việc nuôi trông hải sản của gia đình. Cũng nhờ mạng, anh thầy giáo tương lai quen biết được những người bạn đang học Đại học Nông, Lâm, chuyên ngành Thủy sản. 

Được cha mẹ cho biết tôm, cá của nhà thường chết vào thời gian đầu thả nuôi. Con nào sống cũng èo uột, chậm lớn vì nguồn giống không đảm bảo, phát sinh dịch bệnh. Nghĩa đã tra cứu các phương pháp chăm sóc, chữa bệnh cho thủy sản nuôi rồi tự tay thử nghiệm với từng con tôm, con cá.

Sau khi thành công với những biển hồ của gia đình, Nghĩa tiếp tục truyền lại kiến thức cho các chú, các bác trong gia đình. Anh cũng là người đầu tiên trong nhà mạnh dạn lắp đặt mạng ADSL, sau đó là cài đặt 3G, 4G của Viettel để sử dụng. 

4G Viettel anh 6

Cha của Nghĩa, một người đàn ông hơn 50 tuổi, sau khi được con trai sắm cho một chiếc smartphone và mua gói cước 4G trị giá 90.0000 đồng/ tháng, giờ đây cũng tự tin tra Google, lên Facebook, xem YouTube, chủ động trong việc tiếp cận và theo dõi thông tin.

Cũng với 4G và hệ thống Viettel Post, em gái Nghĩa vừa tốt nghiệp Đại học, trong thời gian chờ việc làm có thể nhập, bán hàng online mà chỉ cần ngồi tại đảo mà không cần vất vả lấy hàng, vận chuyển hàng.

Còn Nghĩa, anh làm quen được với những người bạn cũng nuôi tôm hùm, cá mú tại các huyện đảo, thành phố khác; tìm được mối bán tôm, xuất khẩu cá, mà không cần qua các tàu bè thu mua.

Lợi nhuận của gia đình Nghĩa mỗi năm có thể tới cả tỉ đồng, và quan trọng hơn, các thành viên trong nhà không còn phải nơm nớp lo sợ những cơn sóng dữ, những tai ương bất ngờ, hay rủi ro của nghề đánh bắt trên biển.

Như vậy, viễn thông, công nghệ giờ đây đã trở thành nền tảng giúp người dân có thêm thu nhập. Từ những ngày nhà mạng đi thu tiền khách hàng, vào thời điểm hiện tại, số tiền khách mạng phải bỏ ra cho Internet, 3G, 4G rất nhỏ so với lợi nhuận mà nó mang lại.

4G Viettel anh 7

C

ũng lựa chọn trở về đảo khi Internet được phủ sóng là Nguyễn Văn Giỏi (28 tuổi, xã Ngũ Phụng, Phú Quý). Cũng như Nghĩa "Hồ", Giỏi "Phú Quý" tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Chàng trai sinh năm 1989 đã có 2 năm đi làm ổn định tại đất Sài Gòn nhộn nhịp trước khi quyết định về đảo khởi nghiệp làm homestay.

Căn nhà khang trang nằm cách bờ biển vài chục bước chân, chỉ cần ngồi trước hiên nhà là có thể nghe sóng biển lào xào được Giỏi cho khách du lịch lưu trú và trải nghiệm cuộc sống dân đảo. 

Công việc của cậu hàng ngày là cập nhật thông tin thời tiết, tàu thuyền; review các địa điểm du lịch; hướng dẫn cách di chuyển ra đảo; và livestream giới thiệu đặc sản, hay những điểm đặc biệt của Phú Quý,... chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt 4G.

"Nếu không có Internet, mình sẽ không dám về đảo, không có homestay, không có Giỏi 'Phú Quý' như ngày nay. Nếu trước đây không có 3G, giờ là 4G, thì đảo có đẹp đến mấy, cũng như 'nàng công chúa ngủ trong rừng mà thôi'", ông chủ hệ thống homestay trên đảo cho biết.

4G Viettel anh 8

Thu Duyên (25 tuổi) tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, khoa Ngôn ngữ học. Ngày ra trường, không ngại ngần, cô quyết định về đảo tìm việc làm.

Sau 2 năm, giờ Duyên đang là cửa hàng trưởng của cửa hàng Viettel Phú Quý. Cô gái xinh xắn có nụ cười tươi tắn vừa nói chất giọng đặc trưng của dân đảo, nhưng cũng có thể đổi giọng Sài Gòn ngọt lịm nếu cần thẳng thắn chia sẻ việc bỏ lại cái hiện đại, sang chảnh nơi thành phố lớn không hề dễ, chưa kể những mối quan hệ bạn bè, công việc.

"Ở thành phố lớn nhiều cơ hội việc làm hơn, cuộc sống sầm uất, tấp nập hơn, nhưng về đảo lại được chăm sóc gia đình. Có 4G rồi thì đất liền cũng gần thôi", cô gái sinh năm 1993 trải lòng.

4G Viettel anh 9

Không chỉ mở ra cơ hội tăng trưởng trên nền tảng di động cho đảo Phú Quý, vốn gặp rất nhiều rào cản về tốc độ và đường truyền do vị trí địa lý xa xôi, Internet 4G còn giúp những người kinh doanh trên đảo tiếp cận những loại hình kinh doanh độc đáo khác.

Võ Thái Nghĩa (35 tuổi), chàng trai từng theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin tại TP.HCM, quyết định trở về Phú Quý khi đảo có Internet 3G, và giờ đây là 4G. Anh cùng vợ mở cửa hàng Internet, bán lẻ hàng điện tử cho người dân trên đảo, và bán hàng điện tử online. Dù ngồi tại Phú Quý, nhưng hai vợ chồng có thể tiếp cận nguồn khách hàng và vận chuyển hàng hóa tới bất kỳ thành phố nào tại Việt Nam. 

Từ thu nhập 4,5 triệu tại Sài Gòn, sau khi trở về đảo, mỗi tháng lợi nhuận của gia đình anh lên tới 45-50 triệu, thậm chí 70 triệu nếu vào thời điểm cuối năm.

Vươn ra quốc tế, Viettel là một trong số ít doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trực tiếp đầu tư ra nước ngoài. Năm 2013, doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.

Đầu năm nay, theo Brand Finance, Viettel được định giá 2,68 tỷ USD, tăng liên tục 5 bậc để trở thành nhà mạng lớn thứ 2 khu vực, lọt top 50 nhà mạng lớn nhất thế giới.

Không cầu kỳ, to tát, Internet nhanh chóng len lỏi vào cuộc sống của từng người dân trên đảo Phú Quý, nơi mà chỉ mới được cấp điện 24/24 vào năm 2014. Sự có mặt lần lượt của smartphone, 3G, 4G đã tác động lên mọi khía cạnh cuộc sống, thay đổi toàn bộ bộ mặt văn hóa - kinh tế - giáo dục, cũng như nhận thức của người dân đảo. 

Không còn khoảng cách giữa đảo xa và đất liền, Internet khiến mọi thông tin đến với Phú Quý gần như cùng lúc, một cách đầy đủ, không phân biệt. Và cũng nhờ Internet, có một thế hệ người dân đảo không còn phải đau đầu với bài toán đi hay ở như ông, cha của họ.

Với một chiếc điện thoại, toàn dân có thể khởi nghiệp, câu chuyện kiếm tiền trở thành câu chuyện đại chúng, mà ở đó, những người trẻ như Nghĩa "Hồ" có thể làm giàu từ nguồn tự có; Giỏi "Phú Quý" có thể giới thiệu quê hương tới thế giới bên ngoài; Thu Duyên, Thái Nghĩa được theo đuổi ước mơ và làm việc đúng ngành, nghề ngay tại quê hương.

Lần đầu tiên trong lịch sử viễn thông, nhà mạng trở thành nơi phục vụ cho từng khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu, nhất là nhu cầu kiềm tiền.

Internet đã thay đổi số phận một con người, thay đổi đời sống cả một huyện đảo, và xa hơn, Internet đã giúp người Việt vươn tầm.

4G Viettel anh 10

N

ghĩa "Hồ", Giỏi "Phú Quý" hay Thu Duyên là những trường hợp điển hình của sức mạnh thay đổi mà Internet mang đến Việt Nam.

Chập chững bước vào Việt Nam cách đây đúng 20 năm, Internet nhanh chóng "tiến hóa" từ dial-up, ADLS, những hệ thống cáp quang đầu tiên, và giờ đây, trên con đường "mobile-first" với sự bùng nổ của kết nối 3G, 4G.

20 năm trước, Internet còn là món hàng xa xỉ, khi mỗi phút sử dụng Dial-up có thể tốn đến 15.000 đồng/giờ, tương đương 3 lít xăng. Với 15.000 đồng đó, người dùng được dùng mạng tốc độ 56 Kb/giây, dính cứng vào chiếc điện thoại bàn, để đọc các bài viết dày đặc chữ, hình ảnh minh họa "mờ ảo" và video là khái niệm không tồn tại.

20 năm sau, smartphone và Internet trở thành một phần không thể thiếu của mọi người. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 50,05 triệu người sử dụng Internet, chiếm 53% dân số; tăng nhanh so với 47,3 triệu (50%) của năm 2016.

Hiện tại, với 40.000 đồng, tương đương 2 lít xăng, người dùng đã có thể  sử dụng mạng 4G của nhà mạng Viettel suốt 1 tháng. Chi thêm vài chục nghìn, số lượng gói cước để lựa chọn tăng lên đáng kể.

4G Viettel anh 11

Chất lượng mạng cũng tăng vượt bậc, 4G Viettel hiện tại có tốc độ tải xuống trung bình 6,25MB/giây. Chất lượng này giúp những nhu cầu vốn chỉ "trong mơ" như xem ảnh, lướt web nước ngoài, xem video, video call... trở thành chuyện bình thường.

Trong 20 năm đó, giới công nghệ thế giới chuyển mình mạnh bạo. Laptop thay thế PC, smartphone bước vào thời kỳ hoàng kim, trở thành "công cụ" của tương lai. Smartphone hiện tại không hề thua kém những chiếc máy tính bom tấn, nếu xét về cấu hình, với số tiền chỉ khoảng 5-6 triệu đồng, người dùng hoàn toàn có thể sở hữu những chiếc smartphone với chip 8 nhân, RAM 3-4 GB, bộ nhớ trong 32 GB; thông số tương đương những "siêu máy tính" thời kỳ trước.

Về phần cứng, người dùng Việt không hề chậm chạp so với thế giới, thị phần mobile tăng rất mạnh. Thống kê từ We Are Social năm 2017, 98% người dùng điện thoại ở Việt Nam đang sử dụng smartphone.

Và smartphone thay thế dần máy tính, trong 2 năm liên tiếp, lưu lượng dùng Internet từ PC tại Việt Nam giảm mạnh, 9% của năm 2016 và 16% trong năm 2017; ngược lại, lưu lượng dùng Internet từ thiết bị di động tăng đều đặn 40% mỗi năm.

Về kết nối, các thông số cho thấy 4G đã sẵn sàng cho một "cuộc tiếp quản" từ cáp quang. Vào thời điểm tung ra thị trường, 4G Viettel trong điều kiện sử dụng thực tế cho tốc độ tải về tối đa lên tới 230 Mbps, tốc độ tải lên cũng đạt 32,49 Mbps, gần 4 MB/giây. Tốc độ này tương đương, thậm chí có lúc cao hơn mạng cáp quang thường dùng trong gia đình.

4G Viettel anh 12

Về độ phủ sóng, khác với những năm về trước, khi Internet chỉ tập trung ở thành thị, thì hiện tại, những tỉnh ở ĐBSCL như Tiền Giang, vùng núi cao như Gia Lai hay cả đảo xa Phú Quý, Bình Thuận, người dùng có thể kết nối 4G Viettel với chất lượng không kém những vùng trung tâm.

Để đạt được điều đó, không thể kể đến nỗ lực "thần tốc" của các nhà mạng. Thời 2G, Viettel phải mất hơn 10 năm để có 28.000 trạm phát sóng, 3G mất 8 năm để đạt con số 35.000 trạm thì với 4G, chỉ mất 6 tháng để nhà mạng lắp đặt và vận hành 36.000 trạm, tức trung bình 200 trạm mỗi ngày.

Tựu trung, mọi yếu tố phần cứng, kết nối hay độ phủ đều cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng cho thời đại "hậu PC", nơi chiếc smartphone thay thế hoàn toàn những bộ máy tính, laptop cồng kềnh.

Con số này sẽ càng ấn tượng nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một nền kinh tế khiêm tốn so với khu vực và thế giới. Thống kê từ Quỹ tiền tệ quốc tế, Việt Nam xếp hạng 47 thế giới, hạng 6 khu vực Đông Nam Á theo GDP. Thế nhưng, báo cáo mới nhất vào tháng 6/2017 cho thấy, lượng người dùng Internet Việt Nam cao thứ 12 thế giới, top 3 khu vực Đông Nam Á.

Vươn ra quốc tế, Viettel là một trong số ít doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trực tiếp đầu tư ra nước ngoài. Năm 2013, doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.

Đầu năm nay, theo Brand Finance, Viettel được định giá 2,68 tỷ USD, tăng liên tục 5 bậc để trở thành nhà mạng lớn thứ 2 khu vực, lọt top 50 nhà mạng lớn nhất thế giới.

Họ đến và giữ vị trí quan trọng ở nhiều nước. Số liệu năm 2017, tại Campuchia, Metfone (tên thương hiệu của Viettel tại đây) đang dẫn đầu với 8,9 triệu thuê bao, hơn 44% số thuê bao nước này. Tại Myanmar, Viettel đầu tư 1,5 tỷ, trở thành nhà đầu tư Việt Nam lớn nhất tại xử sở Phật giáo.

Vươn ra khỏi châu Á, Viettel tiến đến Peru và gây bất ngờ với chiến lược phổ cập mạng 3G, 4G dành cho mọi người. Kết quả, theo số liệu của OSIPTEL, tính đến cuối tháng 6/2017, Bitel (tên thương hiệu Viettel tại đây) đạt 4,3 triệu thuê bao và chiếm 11,5% thị phần tại Peru.

Qua câu chuyện của một doanh nghiệp công nghệ như Viettel, có thể mường tượng phần nào con đường mà Internet Việt Nam đang hướng đến: một môi trường kết nối nhanh hơn, mạnh hơn, rộng khắp hơn nhưng không bằng việc đánh đổi bất kỳ nhóm người dùng nào. Đó là tiền đề của nền kinh tế tri thức, của nền cách mạng công nghiệp 4.0.

“Công nghệ mà Viettel lựa chọn là công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, vùng phủ sóng tiếp cận đến hơn 95% dân số. Chúng ta hoàn toàn có thể truyền đi thông điệp với toàn thế giới, ở Việt Nam, khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”, ông Tào Đức Thắng, Phó TGĐ Viettel khẳng định.

4G Viettel anh 134G Viettel anh 14

20 năm Internet VN: Yahoo và những dịch vụ trước thời Facebook, Zalo

TTVN, mạng dial-up, Yahoo! Messenger hay các diễn đàn... đó là những ký ức khó quên của nhiều người Việt trước khi có Facebook, Zalo.

Ngân Giang - Lê Phát

Đồ họa: Phượng Nguyễn
Video: Cát Lâm - Ngân Giang

Bạn có thể quan tâm