Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LENS

Khoảnh khắc khó quên của thể thao Việt Nam tại SEA Games 29

Bóng đá nam thêm một lần gây thất vọng, bóng đá nữ lên ngôi còn các môn bơi lội, điền kinh, TDDC tiếp tục khẳng định sức mạnh cho đoàn TTVN tại SEA Games 29.

KHOẢNH KHẮC KHÓ QUÊN TẠI SEA GAMES 29

SEA Games 29 kết thúc đã để lại nhiều buồn vui và những khoảnh khắc khó quên. Đoàn TTVN chung cuộc xếp thứ 3, sau chủ nhà Malaysia và Thái Lan. Đối với bóng đá nam, cuộc đua giành tấm HCV đã kết thúc quá sớm để lại nhiều tiếc nuối trong lòng người hâm mộ.

khoanh khac SEA Games 29 anh 1

SEA Games 29, “tiểu tiên cá” Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn là VĐV để lại nhiều xúc cảm nhất với người hâm mộ. Kình ngư Cần Thơ mở màn thất bại ở nội dung sở trường 200 m bơi bướm, nhưng ngay lập tức lấy lại phong độ với 8 HCV, phá 3 kỷ lục SEA Games. Ánh Viên cũng là VĐV giành nhiều HCV nhất SEA Games 29

Trong số 58 HCV của đoàn thể thao Việt Nam, có tới 2/3 thuộc về các “bóng hồng”. Từ bơi lội, điền kinh, wushu, pencak silat đến bóng đá, những cô gái vàng thể thao Việt Nam đã có kỳ SEA Games thành công. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, điền kinh Việt Nam (17 HCV) đã vượt mặt Thái Lan (9 HCV) ở môn được mệnh danh “nữ hoàng” trong các kỳ đại hội thể thao. Những “cô gái chạy nhanh nhất Đông Nam Á” Lê Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền trở thành tâm điểm trong những ngày tranh tài.

SỨC MẠNH TỪ KÌNH NGƯ VIỆT NAM

Ngoài "cô gái thép" Ánh Viên, bơi lội Việt Nam đã giới thiệu những tài năng trẻ tuổi teen đầy tài năng ở SEA Games 29. Ngay lần đầu tiên dự SEA Games, kình ngư 15 tuổi Nguyễn Hữu Kim Sơn đã giành HCĐ ở nội dung 400 m tự do và đặc biệt là tấm HCV 400 m hỗn hợp cá nhân nam, phá kỷ lục đại hội (4 phút 22 giây 12). Tiếp đó, Huy Hoàng - kình ngư 17 tuổi - băng băng về đích ở đường đua 1.500 m, đoạt HCV và phá kỷ lục SEA Games (15 phút 20 giây 20, hơn kỷ lục cũ gần 11 giây).

khoanh khac SEA Games 29 anh 4

U22 VN - NỐT TRẦM Ở SEA GAMES 29

Thầy trò HLV Hữu Thắng "bắt nạt" các đội bóng yếu như U22 Timor Leste, Campuchia hay Philippines, nhưng đến khi gặp Indonesia và Thái Lan, những cầu thủ nổi bật như Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Đoàn Văn Hậu... không thể chọc thủng lưới hai đội này và bị loại khỏi vòng bảng.

Liên tục ghi những bàn thắng đẹp ở 3 trận vòng bảng, nhưng khi chạm trán Indonesia và Thái Lan, Công Phượng không thể hiện được khả năng. Anh thậm chí còn đá hỏng quả penalty ở trận thua U22 Thái Lan khi tỷ số đang là 0-2.

Chứng kiến hàng loạt những pha bóng lỗi của đồng đội ở trận thua Thái Lan, từ sai lầm của Phí Minh Long, cú sút dội cột dọc của Tuấn Tài đến tình huống hỏng 11 m của Công Phượng, Tuấn Anh chỉ còn biết bất lực.

Khác với bóng đá, thất bại của pencak silat tại SEA Games 29 (chỉ giành 3 HCV, 7 HCB dù có nhiều nhà đương kim vô địch thế giới) do yếu tố khách quan tác động nhiều hơn. Trọng tài liên tục xử ép, chấn thương vì đối phương... khiến các võ sĩ Việt Nam đau đớn.

VỠ ÒA NIỀM VUI CHIẾN THẮNG

Trong khi bóng đá nam liên tiếp gây thất vọng thì bóng đá nữ Việt Nam thêm một lần khẳng định sức mạnh ở đấu trường khu vực. Với 6 bàn thắng vào lưới chủ nhà Malaysia, các học trò của HLV Mai Đức Chung đã giành lại tấm HCV từ tay người Thái. Khoảnh khắc các học trò chạy đến ăn mừng cùng HLV Mai Đức Chung là một trong những hình ảnh đẹp ở SEA Games 2017.

Đóng góp 2/3 số HCV của đoàn TTVN, nên các cô gái vàng "ghi điểm" với rất nhiều hình ảnh ăn mừng cùng cờ Tổ quốc. Có thể kể đến Nguyễn Thị Huyền (3 HCV), Lê Tú Chinh (3 HCV), Nguyễn Thị Oanh (2 HCV)...

Tại môn thế mạnh của đoàn TTVN là thể dục dụng cụ, Phạm Phước Hưng, Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng, Đặng Nam giúp đoàn Việt Nam chứng tỏ vị thế số 1 trong khu vực với 5/7 HCV ở các nội dung dành cho nam.

Ở môn cử tạ, lực sĩ Trịnh Văn Vinh khiến tất cả vỡ òa khi nâng mức tạ thêm 10 kg ở lượt cử đẩy thứ 2, bất ngờ vượt qua thành tích của đối thủ Indonesia và giành HCV hạng cân dưới 62 kg.

GIỌT NƯỚC MẮT TRÊN ĐỈNH VINH QUANG

Điền kinh Việt Nam là một trong số ít đội của đoàn TTVN thi đấu thành công tại Kuala Lumpur. Kết thúc SEA Games các VĐV giành được tổng số 17 HCV, vượt chỉ tiêu 5 HCV so với ban đầu, nhiều hơn gần gấp đôi số HCV mà Thái Lan đạt được. Khoảnh khắc hai VĐV Nguyễn Thị Oanh (HCV) và Phạm Thị Huệ (HCB) dìu nhau đứng dậy sau khi kết thúc nội dung 5.000 m nữ là hình ảnh gây nhiều cảm xúc cho người hâm mộ thể thao.

Tối 22/8, Nguyễn Thị Huyền đã xuất sắc giành HCV đồng thời vượt kỷ lục tại nội dung 400 m rào nữ với thời gian 56 giây 07 (56''07). Cô vượt qua thành tích của chính mình cách đây 2 năm (56''15). Đây là chiến thắng ngọt ngào của VĐV sinh năm 1993 bởi thời gian qua cô thường xuyên bị ngờ vực về phong độ cũng như cuộc sống cá nhân.

Trong khi đó, Lê Tú Chinh tỏa sáng ngay lần đầu dự SEA Games, đoạt 2 HCV cá nhân 100 và 200 m nữ, HCV tiếp sức đồng đội nữ 4x100 m. Cô đã khóc khi đứng trên đỉnh cao và nhớ về những ngày gian khó, hình ảnh người cha ở quê nhà (Tú Chinh mồ côi mẹ từ năm 8 tuổi).

khoanh khac SEA Games 29 anh 21
khoanh khac SEA Games 29 anh 22
khoanh khac SEA Games 29 anh 23
khoanh khac SEA Games 29 anh 24

Tiến Tuấn - Hải An

Bạn có thể quan tâm