Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

'Khi sáng tạo, tôi bước vào đại tiệc thị giác của riêng mình'

Là bậc thầy trong lĩnh vực nghệ thuật VJ, Tùng Monkey xem mỗi tác phẩm của mình là một đại tiệc thị giác, nơi ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng tầm chuyên môn.

Nghề nào cũng có những góc khuất, sáng tạo số không ngoại lệ. Là bậc thầy trong lĩnh vực nghệ thuật VJ, Tùng Monkey xem mỗi tác phẩm của mình là một đại tiệc thị giác, nơi ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng tầm chuyên môn.

Có niềm đam mê đặc biệt với sự hoà trộn phức tạp giữa hình ảnh, đồ hoạ, kết hợp các nguyên tố tinh nghịch và siêu thực, Lê Thanh Tùng (Tùng Monkey) tự đánh giá bản thân là “con nghiện của những mảng màu thị giác”

Asus anh 1

Là một trong những nghệ sĩ VJ (visual jockey - người điều chỉnh hiệu ứng thị giác trong đồ họa) đầu tiên khai phá lĩnh vực nghệ thuật thị giác tại Việt Nam, song Tùng Monkey khiêm tốn thừa nhận khoảng 7 năm trước, không gian sáng tạo của anh “hạn hẹp” theo đúng nghĩa đen. Anh thực hiện tác phẩm digital trên những màn hình máy tính 15-17 inch và tác phẩm in là giấy khổ A0, A1 hoặc A2.

Tuy nhiên với VJing, tác phẩm của anh được phóng to hàng chục lần, trình diễn trong những không gian rộng lớn. “Tôi thích cảm giác nhìn mọi người chìm đắm trong chiều không gian do tôi dựng nên. Mỗi tác phẩm VJing là cuộc hội tụ của nhiều yếu tố, không chỉ gói gọn trong trang giấy hay tờ báo. Lâu dần, từ yêu đến nghiện, tôi bắt đầu nghiêm túc theo đuổi và xem VJ như nghề của mình”, Tùng chia sẻ.

Đó cũng là tiền đề để Tùng Monkey thành lập The Box Collective - studio chuyên về hiệu ứng hình ảnh thị giác trên sâu khấu - với hệ sinh thái đa dạng gồm nội dung truyền hình, giải trí, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật…

Nhìn lại hành trình gắn bó với VJing, Tùng Monkey cho biết thuật ngữ và ngành nghề này vẫn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, giữa hội họa truyền thống, đồ họa và VJ lại có sợi dây kết nối mật thiết. Việc chuyển mình sang nghệ sĩ VJ từ hội họa truyền thống là quá trình của sự logic, đòi hỏi khả năng sáng tạo, lĩnh hội kiến thức mới, tận dụng công nghệ mới để nâng cao các tác phẩm nghệ thuật và cả bản lĩnh không ngại cái khó, cái mới.

“Cốt lõi trong việc mix hiệu ứng của nghệ sĩ VJ vẫn là đồ họa máy tính. Người nghệ sĩ phải sử dụng công cụ đồ họa truyền thống để tạo ra nội dung. Cách chiếu nội dung có thể khác biệt nhưng công cụ phục vụ trong suốt quá trình sáng tạo thì như nhau”, Tùng Monkey nhận định.

Theo anh, trong ngành sáng tạo nói chung và lĩnh vực VJing nói riêng, màn hình là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đây là cửa sổ để tương tác thế giới. Màn hình lớn cùng độ phân giải cao là tiêu chí phải có. Nhờ đó, người nghệ sĩ mới có thể nhìn thấy tác phẩm của mình chuẩn xác.

Những ngày đầu theo đuổi VJing chuyên nghiệp, Tùng cho biết bản thân thường chạy theo xu hướng, thấy ai dùng máy nào anh sẽ cố gắng mua theo vì nghĩ đó là thiết bị tốt. Tuy nhiên, bản chất công việc và nhu cầu của mỗi người mỗi khác, sau cùng, anh chọn những thiết bị thật sự phù hợp cá tính và công việc của mình: Asus Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582. Model này được xem là laptop OLED 2 màn hình chuyên biệt cho nhà sáng tạo nội dung.

Asus anh 2

“Việc đầu tư thiết bị trước hết phải đến từ nhu cầu. Nếu chỉ chạy theo xu hướng, bạn dễ rỗng túi mà không thể tìm được người đồng hành thật sự phù hợp. Mang lại giá trị thiết thực lập tức, có thể nâng cao năng suất công việc hơn 30%, đó là thiết bị đáng cân nhắc”, anh chia sẻ về tiêu chí chọn thiết bị.

Asus Zenbook Pro Duo 15 trang bị màn hình OLED 4K, độ sáng cao nhất đến 440 nit, cho khả năng hiển thị màu sắc chân thật. Màn hình chính 15,6 inch, độ phân giải 3840 x 2160 px cùng thời gian phản hồi 0,2 ms mang lại trải nghiệm thao tác nhanh chóng, liền mạch. Màn hình Zenbook Pro Duo 15 cũng được Pantone công nhận đạt độ bao phủ màu 100% với các chuẩn DCI-P3, Adobe RGB và sRGB.

Asus anh 3

Màn hình OLED trên laptop có khả năng tái tạo màu đen hoàn hảo, lượng màu hiển thị cao hơn 1,6 lần so với màn hình LCD truyền thống, mang lại các sắc thái phong phú. Với tỷ lệ tương phản 1.000.000:1, đạt chứng nhận VESA Display HDR 500 True Black, hình ảnh HDR được tái tạo cả với độ sáng thấp, đồng thời tỷ lệ tương phản cao giúp giữ lại nguyên bản màu sắc.

“Trong nghề này, những thiết bị có khả năng hiển thị màu sắc chính xác, màu đen tuyệt đối, độ tương phản cao cùng tốc độ phản hồi nhanh như Asus Zenbook Pro Duo 15 là điều rất quan trọng”, Tùng Monkey cho biết.

Tuy nhiên, tìm được thiết bị phù hợp là chưa đủ. Thành công trong bộ môn VJing là cả hành trình dài, đòi hỏi nhiều yếu tố. Việc chọn đúng bạn đồng hành giúp nghệ sĩ thị giác làm việc năng suất hơn nhưng kiên nhẫn, sáng tạo và ham học hỏi mới giúp bạn khẳng định được cái tôi, giá trị bản thân trong lĩnh vực này.

Để trở thành một VJ chuyên nghiệp, Tùng Monkey cho biết người nghệ sĩ phải cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Nếu muốn tiến xa trong công việc này ở cả thị trường Việt Nam lẫn quốc tế, bạn phải tạo ra được những nội dung riêng, mang tiếng nói cá nhân. Trước hết, bạn nên tập trung trau dồi kỹ năng sáng tạo các sản phẩm digital, sau đó quan sát thông tin và xu hướng của nghệ thuật số thế giới. Khi cảm nhận được dòng chảy xung quanh mình, bạn sẽ biết bản thân cần làm gì.

“80% chất nghệ thuật phải xuất phát từ bản thân, là sự hài hòa giữ những điều đẹp đẽ và xấu xa nhất của mỗi người, nghĩa là bạn phải thành thực với nghệ thuật của chính mình. 20% còn lại là sự tham khảo xu hướng nghệ thuật - công nghệ mới, cách thế giới vận hành trong hiện tại và tương lai. Chúng ta đều bị ảnh hưởng từ những thay đổi đó nên việc quan tâm lĩnh vực khác ngoài VJing cũng là điều quan trọng”, Tùng Monkey nhận định.

Khi được hỏi về phong cách VJing của mình, Tùng Monkey thẳng thắn chia sẻ là truyền thống, hiện đại, công nghệ, phá cách và trải nghiệm. Riêng về yếu tố đầu tiên, Tùng cho biết vì lớn lên ở Quán Thánh, Hà Nội, từ nhỏ đã cùng gia đình thăm chùa vào những dịp lễ hội, hình ảnh về phong tục và văn hóa cứ thế đi vào tiềm thức. Đến khi trở thành nghệ sĩ VJ, các chất liệu truyền thống như hầu đồng, điệu múa chăm, ngôi chùa… cũng theo đó xuất hiện trong tác phẩm của anh.

“Tôi thích kết hợp nhiều chất liệu sáng tác với nhau. Đó là lý do tôi hứng thú đưa những phương thức nghệ thuật truyền thống vào các dự án của mình. Mọi sự pha trộn đều sẽ mang đến kết quả mới lạ và khác biệt”, Tùng Monkey chia sẻ.

Dấu ấn này thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm của Tùng Monkey, trong đó nổi bật phải kể đến Hầu Đồng Ca - dự án hợp tác với nghệ sĩ Ngọc Nâu, được triển lãm tại Việt Nam và Nhật Bản; series Electricity City Project, kết hợp cùng Dustin Ngô và ban nhạc Anam, biểu diễn tại Đài Loan; Tứ Phủ - dự án nghệ thuật NFT Audio Visual gồm 5 thiết kế, kết hợp cùng nghệ sĩ âm thanh Atsunori Kihara…

Với Tùng Monkey, việc chắt lọc các chất liệu mang tính biểu tượng văn hóa vào sản phẩm đương đại có ý nghĩa rất lớn. Đối thoại với các chất liệu này không chỉ mang đến cho tác phẩm vẻ đẹp văn hóa riêng biệt, mà còn là sự kế thừa và xây dựng tính dân tộc trong dòng chảy sáng tạo.

Asus anh 4

Tuy nhiên khi ứng dụng các chất liệu văn hóa truyền thống, những tác phẩm số lúc này không đơn thuần là màn trình diễn đồ hoạ mà còn đòi hỏi người nghệ sĩ phải nhạy bén với âm nhạc. Theo đó, hệ thống dàn loa, màn hình... phức tạp là hình ảnh quen thuộc tại những góc làm việc của nghệ sĩ VJ. Giờ đây, tất cả có thể gói gọn chỉ trong một chiếc laptop.

Công nghệ liên quan sâu sắc đến quá trình sáng tác của Tùng Monkey. Các thiết bị công nghệ theo đó cũng là bạn đồng hành thân thiết với những người làm nội dung sáng tạo như anh. Anh có xu hướng đổi mới công cụ làm việc, từ đó đưa các tiêu chuẩn về nghề lên những cột mốc mới.

Asus anh 5

Chia sẻ về thiết bị hiện tại, Tùng Monkey đánh giá: “Ấn tượng đầu tiên trên Zenbook Pro Duo 15 là màn hình kép độc đáo, không chỉ hỗ trợ trình chiếu nhiều nội dung mà còn giúp mỗi cửa sổ hiển thị có diện tích lớn hơn. Điều này giúp tôi thuận tiện trong việc đọc và đối chiếu nhiều thông tin cùng lúc. Thêm vào đó, thiết kế Ergolift thông minh giúp tối ưu vị trí cho màn hình phụ. Công nghệ làm mát tân tiến giúp nâng cao năng suất máy”.

Cụ thể, màn hình thứ hai ScreenPad Plus trên Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582 có thiết kế nghiêng theo góc 9,5 độ, tạo thành góc 144,5 độ giữa hai màn hình, từ đó mang đến trải nghiệm xem thoải mái hơn. Màn hình cảm ứng thứ hai trang bị phần mềm ScreenXpert 2, giúp các thao tác đa nhiệm liên màn hình dễ dàng hơn.

Asus gọi ScreenPad Plus là “cuộc cách mạng trong các quy trình làm việc sáng tạo” khi giới thiệu ứng dụng Control Panel - nơi tích hợp các ứng dụng thông minh nhằm tăng cường hiệu suất làm việc giữa màn hình chính và ScreenPad Plus. Người dùng có thể kéo thả hoặc gắn các ứng dụng khác vào ScreenPad Plus để có không gian làm việc rộng rãi hơn ở màn hình chính mà không mất thời gian chuyển đổi giữa các ứng dụng.

Asus anh 6

Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582 trang bị vi xử lý Intel Core i9 8 nhân, RAM 32 GB, card đồ họa Nvidia GeForce RTX 3080, ổ SSD PCIe 1 TB giúp thời gian khởi động và tải ứng dụng nhanh chóng. Nhờ đó, mẫu Zenbook này có thể thực hiện mượt các tác vụ sáng tạo chuyên nghiệp như biên tập video, xử lý ảnh nhiều lớp, sản xuất nhạc hay kết xuất đồ họa 3D.

Đội ngũ Asus Golden Ear cũng phối hợp các chuyên gia của Harman Kardon để tạo ra công nghệ âm thanh Asus SonicMaster mới nhất trên Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582, mang lại trải nghiệm âm thanh chuyên nghiệp và khác biệt.

Với những tính năng và công nghệ trên, Tùng Monkey xem Zenbook Pro Duo 15 là “bạn nghề”, mang đến một “đại tiệc thị giác” hoành tráng, là công cụ giúp quá trình sáng tác trở nên thú vị và hiệu quả hơn. “Một thiết bị tốt không chỉ là công cụ để thể hiện ý tưởng mà còn phải giúp khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo”, anh chia sẻ.

Video - Tùng Monkey xem Zenbook Pro Duo 15 là 'bạn nghề' Sự hỗ trợ đắc lực của những “bạn nghề” như Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582 cho phép nghệ sĩ sẵn sàng bứt phá giới hạn bản thân.

Song song sự phát triển của các thiết bị công nghệ, nghệ thuật thị giác tại Việt Nam trong 5 năm tới cũng có nhiều thay đổi. Theo anh, khi platform metaverse phát triển mạnh mẽ và phổ biến, phạm vi hoạt động của các nhà thiết kế nội dung 3D sẽ mở rộng. Tiếp đến, xu hướng virtual hóa không gian nghệ thuật sẽ là làn sóng mới cho nhà sáng tạo nội dung số. Trong dòng chảy đó, Tùng Monkey cho biết anh sẽ tập trung hơn vào nội dung đồ họa generative và dự án nghệ thuật liên quan blockchain trong thời gian tới.

Khi giới hạn sự sáng tạo được phá bỏ và mở ra những khả năng mới, sự hòa quyện giữa thực - ảo, công nghệ - nghệ thuật sẽ mang đến trải nghiệm thị giác chưa từng có. Và sự hỗ trợ đắc lực của những “bạn nghề” như Zenbook Pro Duo 15 OLED UX582 cho phép nghệ sĩ sẵn sàng bứt phá giới hạn bản thân.

Giang Ngân Nhi

Thiết kế: Mai Ly

Bình luận

Bạn có thể quan tâm