Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Khi nào công an được yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê tài khoản?

Theo luật sư, khi công an xác minh tin tố giác hoặc điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra.

Bộ Công an mới đây đã có văn bản đề nghị ngân hàng rà soát, sao kê tài khoản của một số nghệ sĩ nhằm phục vụ việc điều tra, xác minh những lùm xùm liên quan tiền từ thiện.

Từ sự việc này, nhiều người đặt câu hỏi: Những tổ chức, cá nhân nào có quyền tiếp cận sao kê tài khoản cá nhân? Và đối với cơ quan điều tra, khi nào họ có quyền yêu cầu ngân hàng, chủ tài khoản cung cấp thông tin này?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM

Theo quy định pháp luật, các tổ chức tín dụng và cơ sở kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, không được chia sẻ, cung cấp cho bên thứ 3 nếu chưa được đồng ý. Hành vi cố tình để rò rỉ thông tin khách hàng khi chưa được đồng ý sẽ bị xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, trường hợp cơ quan công an đang tìm hiểu thông tin tố giác hoặc xác minh các hành vi có dấu hiệu tội phạm, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm phải hợp tác, cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan điều tra. Những thông tin đó sẽ được giữ bí mật trong quá trình điều tra nhằm đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.

Theo Khoản 5, Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên cơ quan điều tra hoặc cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là những cá nhân có thẩm quyền ký văn bản, yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng.

cong an yeu cau cung cap thong tin tai khoan anh 1

Thủy Tiên là một trong số nghệ sĩ liên quan những lùm xùm về hoạt động từ thiện. Ảnh: FBNV.

Trường hợp này, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị ngân hàng rà soát, cung cấp sao kê nhằm phục vụ công tác xác minh, điều tra. Do đó, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm hợp tác, cung cấp các thông tin được yêu cầu theo quy định.

Nếu các tổ chức tín dụng từ chối cung cấp thông tin, đây được coi là hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo Khoản 3, Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Người vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Nghiêm trọng hơn, nếu cơ quan điều tra chứng minh được hành vi phạm tội của chủ tài khoản ngân hàng bằng những nguồn chứng cứ khác, đại diện tổ chức tín dụng không cung cấp thông tin cùng những cá nhân liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm hoặc Che giấu tội phạm.

Về phía cơ quan điều tra, khi làm việc với các tổ chức tín dụng, họ cần có giấy giới thiệu, danh xưng để yêu cầu cung cấp cùng những giấy tờ phù hợp khác. Việc điều tra phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, đúng quy định và phải đưa ra kết luận nhằm làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan tới vụ việc.

Bộ Công an làm việc với Thủy Tiên, Trấn Thành và Đàm Vĩnh Hưng

Để làm minh bạch vấn đề tiền từ thiện, Bộ Công an đã mời Thủy Tiên, Trấn Thành cùng một số nghệ sĩ khác lên làm việc.

Bộ Công an mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã gửi thư, mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc liên quan đến đơn tố cáo ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có dấu hiệu chiếm dụng tiền từ thiện.

Xử lý ra sao người bịa tin ca sĩ Thủy Tiên bị bắt?

Theo luật sư, người đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật có thể bị phạt tiền hoặc xử lý hình sự tùy thuộc diễn biến, động cơ.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm