Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá sức mạnh của 'ngựa thồ bay' Trung Quốc

Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 do Trung Quốc chế tạo mới có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới quân sự nước ngoài.

Khám phá sức mạnh của 'ngựa thồ bay' Trung Quốc

Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 do Trung Quốc chế tạo mới có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới quân sự nước ngoài.

Y-20 là một chương trình nhiều mong đợi của Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng vận tải quân sự đường không.

Theo Nhân dân nhật báo (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc), máy bay vận tải quân sự chiến lược Y-20 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 26/1 tại sân bay Yanlyan gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đánh giá cao sự thành công của chuyến bay thử nghiệm này. Nó đánh dấu một bước tiến lớn của Trung Quốc trong việc làm chủ khả năng trang bị lực lượng vận tải hàng không chiến lược ngang bằng với Mỹ và Nga.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận định, chương trình phát triển Y-20 thậm chí còn quan trọng hơn cả sự phát triển của chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20.

Trước đây, khả năng thực hiện nhiệm vụ vận tải quân tầm chiến lược là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất của Không quân Trung Quốc.

Năng lực vận tải đường không của Trung Quốc hiện nay dựa vào loại máy bay IL-76 mua từ Nga. Nhưng ngay cả việc Trung Quốc có thể mua thêm các loại máy bay vận tải mới hơn thì cũng không thể đảm bảo sự độc lập của Trung Quốc trong lĩnh vực quan trọng này.

Việc chưa làm chủ được công nghệ động cơ phản lực cho máy bay quân sự đã làm giảm tính khả thi của dự án Y-20.

Máy bay vận tải Y-20 được tập đoàn máy bay Tây An phát triển. Chương trình được khởi xướng từ những năm 1990.

Y-20 có thiết kế khí động học truyền thống cho máy bay vận tải hạng nặng với kiểu thiết kế cánh đuôi tương tự như IL-76 của Nga. Hình dáng bên ngoài của Y-20 hoàn toàn giống hệt với IL-76 về kích thước và kiểu thiết kế cánh. Tuy nhiên, Y-20 có một buồng lái mới và phi hành đoàn giảm xuống còn 3 người.

Theo các nguồn tin không chính thức, khả năng chở hàng hóa của Y-20 vượt qua khả năng của IL-76, tải trọng hàng hóa tối đa khoảng 66 tấn tương đương với biến thể IL-76MF của Nga. Máy bay có phạm vi hoạt động tối đa khoảng 4.400 km.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc xác nhận khả năng chở hàng của ngựa thồ Y-20 khoảng 60 tấn, tốc độ tối đa khoảng 630 km/h.

Mặc dù Y-20 là một sản phẩm do Trung Quốc thiết kế, chế tạo nhưng vẫn phải phụ thuộc vào Nga về linh kiện. Mẫu thử nghiệm Y-20 sử dụng 4 động cơ phản lực D30 được thiết kế từ những năm 1960. Trung Quốc đang phát triển động cơ WS-20 với khả năng tương tự để trang bị cho Y-20 về sau. Tuy nhiên, sự phát triển của động cơ WS-20 vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.

Do trang bị loại động cơ đã lỗi thời nên hiệu suất của Y-20 kém xa so với loại máy bay vận tải chiến lược mới nhất của Nga là IL-76MD-90A.

Trong khi đó, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, Y-20 sử dụng cánh của IL-76, động cơ của Ukraine, biến nó thành đứa con lai “Nga - Ukraine” cùng với hệ thống điện tử theo kiểu của máy bay vận tải C-17 Globalmaster của Mỹ.

Nếu chương trình Y-20 thành công, Trung Quốc có khả năng sẽ sản xuất khoảng 300 chiếc loại này, xây dựng lực lượng vận tải đường không chiến lược ngang bằng khả năng của Nga, Mỹ. Tuy nhiên, sự lấp lửng và không rõ ràng về đặc tính kỹ thuật, động cơ của Y-20 làm cho tính khả thi của chương trình trở nên bấp bênh hơn.

quốc việt

Theo Infonet 

quốc việt

Theo Infonet 

Bạn có thể quan tâm