Khám phá một ngày tiếp khách của Geisha xưa
Họ gọi chung là những "geisha". Không làm nghề bán thân nhưng geisha có thể tìm một người đàn ông làm chỗ dựa, gọi là “danna”. Danna chính là người có được trinh tiết của geisha và sẽ chăm lo tài chính cho cô suốt đời.
Cho tới nay, geisha vẫn là một cụm từ chứa đựng nhiều bí ẩn với thế giới hiện đại. Nghiệp ca hát của họ được ví là “hoa liễu giới”. Bước vào thế giới của geisha thời xưa qua những bức ảnh hiếm hoi này, bạn sẽ khám phá ra những nét thú vị về cuộc sống thực của các nữ ca kỹ xứ phù tang. Geisha dịch theo nguyên ngữ tiếng Nhật là "nghệ nhân" (gei là nghệ thuật, sha là người), dùng để chỉ người phụ nữ được huấn luyện về các nghệ thuật cổ truyền của Nhật như: đàn, ca, ngâm họa thơ, múa, pha trà, cắm hoa, nói chuyện tiêu khiển cho nam nhân…
Geisha được xem là hình tượng văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tiêu biểu của người Nhật. Ra đời từ thế kỷ 17 tại Tokyo và Osaka, ban đầu những người làm nghề là nam giới. Họ diễn kịch, ca hát mưu sinh trong các kỹ viện hoặc sân khấu, mua vui cho thiên hạ. Tới giữa thế kỷ 18, người phụ nữ dần dấn thân vào nghiệp này và thay thế hình ảnh các nam geisha từng quen thuộc trước đó.
Những geisha tại Nhật đơn thuần chỉ đàn ca, múa hát và tiếp rượu cho khách. Đây không phải là nghề buôn thân, bán sắc như các kỹ nữ trong xã hội xưa. Thậm chí, họ còn được huấn luyện để có khả năng cảnh giác cao, tránh nảy sinh tình cảm yêu đương với các nam nhân thượng khách.
Để trở thành những geisha chuyên nghiệp và được trọng vọng trong nghề, các thiếu nữ xưa không được kết hôn, tránh làm hoen ố hình tượng “thuần khiết” vốn có của nghề. Tuy nhiên, các geisha có thể tìm một người đàn ông cho riêng mình để làm chỗ dựa và gọi họ là “danna”, coi như "thần hộ mạng". Danna chính là người đầu tiên phá trinh của geisha và sẽ chăm lo các vấn đề tài chính cho cô suốt đời.
Trong xã hội xưa, một bé gái lên 10 có thể bắt đầu theo nghiệp geisha, dấn thân vào con đường ca hát, mua vui cho thiên hạ với những giai đoạn luyện tập đầy gian khổ. Nhất cử nhất động đều phải tuân theo những quy định nghiệm ngặt và toát lên nét cao quý, thanh tao. Thậm chí, các thiếu nữ còn phải học cách ăn đậu phụ nóng sao cho thật từ tốn, ý tứ và không được phép phát ra tiếng động, càng không được cắn vào môi.
Nghiệp đàn hát của một geisha trong xã hội Nhật Bản xưa thường chính thức bắt đầu từ năm 16 tuổi và kết thúc khi chớm 30. Những người luống tuổi vẫn theo đuổi nghề sẽ bị giáng cấp, làm nền cho những geisha trẻ đẹp và có tài.
Cùng khám phá những bức ảnh chưa từng công bố về cuộc sống thường ngày và những buổi tiếp khách mua vui của geisha Nhật Bản thời xưa:
Tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị một ngày làm việc.
Rửa mặt.
Rửa sạch tay.
Hóa trang kỹ lưỡng.
Đội tóc giả và chải chuốt trước gương.
Hình tượng thanh tao quen thuộc của geisha Nhật Bản sau khi hóa trang và ăn vận xinh đẹp.
Tới trà quán để tiếp khách.
Ngồi đợi khách.
Thực hiện nghi thức nghinh đón thượng khách.
Xếp lại giầy dép cho khách.
Sửa soạn đồ ăn.
Tiếp rượu và thức ăn cho thượng khách.
Các geisha luôn phải giữ thái độ niềm nở, nhẹ nhàng trong suốt bữa ăn.
Múa hát mua vui bên bàn tiệc.
Thậm chí có người vừa tiếp rượu, vừa đàn hát để chiều lòng thượng khách.
Cùng nam nhân quan khách chơi bowling tại trung tâm giải trí.
Những lúc rảnh rỗi, họ rủ nhau đi cúng lễ cầu may.
Cũng có người dạo phố ngắm cảnh những lúc thảnh thơi.
Trở về sau một ngày làm việc.
Trút bỏ y phục và tẩy trang.
Chìm sâu vào giấc ngủ.
Theo Đất Việt