Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá đường hầm nối liền 2 lục địa Á – Âu

Nằm giữa 3 vùng biển tấp nập hàng đầu thế giới đồng thời nối liền châu Á với châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đang gấp rút hoàn tất đường hầm vượt biển nối liền 2 châu lục phát triển nhất nhì thế giới.

Khám phá đường hầm nối liền 2 lục địa Á – Âu

Nằm giữa 3 vùng biển tấp nập hàng đầu thế giới đồng thời nối liền châu Á với châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đang gấp rút hoàn tất đường hầm vượt biển nối liền 2 châu lục phát triển nhất nhì thế giới.

Hầm ngầm vượt biển được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng với mục đích nối liền 2 đầu mối giao thông lớn của thế giới. Ngay sau khi hoàn thành, tuyến hầm ngầm nối liền 2 lục địa Á – Âu nhưng lại nằm gọn trong địa phận thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa và hành khách qua khu vực này.

 Công nhân xây dựng miệt mài làm việc trong những đoạn hầm ngầm.

Istanbul là thành phố đặc biệt nhất nhì thế giới bởi nó nằm trên 2 châu lục, đồng thời là cửa ngõ chiến lược giữa phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, giao thương hàng hóa giữa 2 phần của thành phố này đều bị eo biển ngăn cách. Chính vì lẽ đó, dự án hầm ngầm vượt biển đầy tham vọng mà Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai được kỳ vọng xóa đi ngăn cách địa lý.

Phần đường hầm và đường sắt đã được hoàn tất.

Tuy cùng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nửa. Phần đất Thổ Nhĩ Kỳ thuộc lãnh thổ châu Âu phát triển khá mạnh mẽ trong khi nửa còn lại trên đất châu Á lại khá nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì lẽ đó, dự án hầm ngầm sâu nhất thế giới sẽ “kéo” 2 lục địa tới gần nhau hơn, đồng thời cân bằng phát triển kinh tế giữa 2 miền.

Đường hầm xuyên lục địa giúp giảm tải cho hệ thống phà trên eo biển Bosphorus.

Dự án Marmaray sẽ tạo ra tuyến đường hầm dài 76km, xuyên lòng đại dương để nối 2 bờ thành phố Istanbul. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên nối liền châu Á và châu Âu, vận chuyển hành khách và hàng hóa ở độ sâu 1,4 km dưới eo biển Bosphorus. Theo đó, Marmaray bao gồm 2 hệ thống đường hầm chạy song song, cho phép các chuyến tàu qua lại đồng thời theo 2 chiều đối ngược.

Những đoạn hầm đúc sẵn trong đất liền trước khi được xà lan đưa tới chỗ cần cẩu nổi.

Hệ thống hầm ngầm được xây dựng bằng cách dìm các đường ống được đúc sẵn xuống dưới nước trước khi nối chúng lại với nhau, tạo thành đoạn đường dài 76 km. Những xà lan sẽ đưa những đoạn hầm kích cỡ khổng lồ tới nơi cần cẩu nổi đang chờ ngoài đại dương. Sau đó, những cần cẩu này sẽ từ từ hạ đốt hầm xuống lòng biển trước khi nối chúng lại với những phần được lắp đặt trước đó.

Đoạn đường hầm được lắp đặt với những phần trước đó dưới đáy biển.

Sự ra đời của Marmaray không chỉ có lợi cho sự phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ mà nó còn làm cho tuyến giao thương huyết mạch nối liền Á – Âu trở nên thông thoáng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, được khởi công vào năm 2004 nhưng tuyến đường hầm chưa thể đi vào hoạt động bởi quy mô khổng lồ của toàn bộ công trình gây ra những phát sinh nằm ngoài dự tính của Bộ Giao thông Vận tải Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, trở ngại lớn nhất cản bước xây dựng hệ thống đường ngầm là kết cấu địa tầng không ổn định.

Ngoài ra, phần đất thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ từng là một phần của đế chế Ottoman. Chính vì lẽ đó, lượng di sản khảo cổ phong phú được phát hiện trong quá trình xây dựng hầm ngầm đều được các chuyên gia xem xét kỹ lưỡng, gây cản trở cho việc xây dựng tuyến hầm ngầm, gây ra những thiệt hại khó có thể đong đếm.

Phối cảnh đường hầm dưới đáy biển.

Trong khi đó, khu vực này là nơi thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất cường độ khá mạnh, đặt thêm những thách thức khổng lồ lên vai những người chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống hầm ngầm sâu nhất thế giới. Ông Mehmet Cilingir, Phó Giám đốc dự án cho biết: “Có những nguy cơ rất lớn được tạo ra do hoạt động địa chấn. Vì vậy, chúng tôi có những khớp địa chấn giữa các điểm nối của hệ thống hầm ngầm, nhằm giảm lực tác động lên toàn bộ hệ thống”.

Tuy khá chậm trễ so với kế hoạch nhưng Bộ trưởng Yildirim hy vọng, toàn bộ dự án đầy tham vọng sẽ được hoàn tất trong năm tới. Trên thực tế, hệ thống phà nối liền 2 phần Istanbul phải chở lượng hành khách lên tới 75.000 người/giờ lúc cao điểm, gây ra tình trạng ách tắc toàn tuyến. Tuy nhiên, khi dự án hầm ngầm hoàn thành, nó sẽ giảm tải khá lớn cho hệ thống phà qua lại trên eo biển Bosphorus.

Video: Khám phá đường hầm nối liền 2 lục địa Á - Âu.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm