Hình ảnh bên trong xưởng chế tạo xe tăng M3 Lee được Charles K. Hyde xuất bản trong cuốn sách về thế chiến II. Theo chú thích của tác giả, ngành công nghiệp chế tạo xe tăng của Mỹ được ưu tiên đặc biệt trong đầu những năm 1940, khi quân đội Phát xít Đức bỏ xa Mỹ và đồng minh trong lĩnh vực này. Nó buộc giới chức Mỹ phải đầu tư phát triển loại vũ khí mới. Ảnh: State.com |
M3 Lee là xe tăng hạng trung được Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2. Quân đội Anh, đồng minh thân cận của Mỹ cũng sử dụng vũ khí này trong cuộc chiến với quân Đức. Nó được trang bị động cơ Wright (Continental) R975 EC2 400 mã lực, giúp cỗ xe nặng gần 30 tấn di chuyển với vận tốc tối đa đạt 42 km/h. Người ta tiếp tục sử dụng loại động cơ này để lắp đặt cho xe M4, phiên bản cải tiến của chúng. Ảnh: State.com |
M4 là thế hệ xe tăng được trang bị tháp pháo linh hoạt. Pháo của M3 chỉ có khả năng di chuyển lên xuống trong khi pháo của M4 có khả năng di chuyển 360 độ nhờ tháp pháo di động. Ngoài ra, pháo của M4 nằm ở chính giữa tháp pháo trong khi pháo của M3 nằm lệch về phía tay phải. Ảnh: State.com |
Công nhân lắp ráp động cơ xe tăng. Người ta láp ráp từng bộ phận của động cơ trước khi chúng trở thành sản phẩm hoàn thiện khi ra khỏi dây chuyền. Những chiếc M4 được chế tạo để sử dụng tốt 6 loại động cơ sử dụng xăng hoặc diesel khác nhau. Ảnh: State.com |
Một trong những nhà máy chế tạo động cơ cho xe tăng M4 nổi tiếng thuộc sở hữu của hãng Ford. Động cơ xe tăng V-8 của hãng được coi là tối ưu nhất cho những cỗ xe tăng Mỹ. Chúng có thể tạo ra 450 mã lực và dễ bảo trì. Ảnh: State.com |
Một chiếc M3 chạy thử nghiệm tại Fort Knox, doanh trại quân đội Mỹ nằm ở Kentucky, bang Louisville năm 1942. Ảnh: Wikipedia |
Một chiếc M4 xuất xưởng. Quân đội Mỹ dễ dàng sửa chữa loại xe tăng này trong trường hợp chúng gặp sự cố hoặc trúng đạn trên chiến trường. Ảnh: Flickr |