Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khai mỏ trong không gian: Cứu cánh tương lai hay vẫn là ảo tưởng?

Dự án khai mỏ trên các tiểu hành tinh mang tên Planetary Resources được nhiều tỷ phú hậu thuẫn đã vẽ ra một tương lai mới cho nhân loại. Tuy nhiên, tính khả thi của nó vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Khai mỏ trong không gian: Cứu cánh tương lai hay vẫn là ảo tưởng?

Dự án khai mỏ trên các tiểu hành tinh mang tên Planetary Resources được nhiều tỷ phú hậu thuẫn đã vẽ ra một tương lai mới cho nhân loại. Tuy nhiên, tính khả thi của nó vẫn còn là dấu hỏi lớn.

>>Con người bắt đầu khai thác tài nguyên trên vũ trụ từ 2020
>>Một tiểu hành tinh đang bay qua trái đất
>>Xây dựng cánh đồng kính thiên văn khổng lồ để quan sát vũ trụ

Khai mỏ trên các tiểu hành tinh không phải là ý tưởng mới. Nó đã được Konstantin Tsiokolvsky, một nhà thiên văn học người Nga đưa ra từ năm 1903 và được coi là sự tất yếu của ý thức. Tuy nhiên, đã hơn 1 thế kỉ trôi qua, việc khai mỏ trên các tiểu hành tinh vẫn còn là một tương lai xa mà con người chưa thể thực hiện. 109 năm sau, dự án Planetary Resources ra đời với sự đầu tư của nhiều tỉ phú trong đó có Peter Diamandis và Eric Anderson, hai nhà điều hành của gã khổng lồ Google và đạo diễn lừng danh James Cameron. Tuy có sự hậu thuẫn lớn nhưng nhiều người vẫn cảm thấy hoài nghi về sự thành công của dự án giống trong phim viễn tưởng này.

Khai mỏ trên các tiểu hành tinh.

Trên thực tế, có hàng triệu tiểu hành tinh bay gần trái đất, và có quỹ đạo khá ổn định. Theo tỉ phú Anderson cho biết, có 8.931 đối tượng như vậy ở gần hơn cả và chúng đã được lập bản đồ khai thác. Tuy nhiên, mọi đối tượng bay trong không gian đều có lực hấp dẫn của riêng mình. Ngay cả khi việc tiếp cận được các đối tượng để khai mỏ, rất nhiều vấn đề sẽ được đặt ra đối với việc khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh.

Việc tiếp cận các tiểu hành tinh được đánh giá là tương đối dễ dàng. Không phải chịu quá nhiều lực hấp dẫn, không mất quá nhiều năng lượng để nâng những vật nặng trong không gian nhưng việc đưa những thành quả thu được từ các tiểu hành tinh thoát khỏi lực hấp dẫn của chính bản thân nó lại là một quá trình hoàn toàn khác. Trọng lực trong không gian bị thay thế bằng lực hút và nó cần khá nhiều năng lượng để đưa những tàu vũ trụ có thể thoát khỏi trọng lực quay trở lại trái đất.

Trên thực tế, con người đã có thể thu được những mẫu vật từ bên ngoài không gian để phục vụ mục đích nghiên cứu từ gần nửa thế kỉ trước đây. Năm 1970, Liên Xô đã thu được những mẫu vật có tổng trọng lượng 326g sau khi gửi 3 robot xuống dưới bề mặt mặt trăng. Tàu thăm dò Stardust của NASA cũng đã mang những mẫu vật của sao chổi về trái đất vào năm 2006. Tuy nhiên, những vật chất mà nó mang về chỉ gồm khoảng 1 triệu đốm vật chất siêu nhỏ chỉ có thể nhìn thấy trên kính hiển vi.

Tàu Apollo cũng đã mang về 380kg đá mặt trăng nhưng đó là kết quả của những chuyến đổ bộ trong nhiều năm với số chi phí lên tới 24 tỷ USD (giá tiền năm 1960). Việc lấy mẫu vật từ không gian đã khó nhưng việc mang nó trở lại trái đất lại là việc chẳng hề dễ dàng. Những vật thể sẽ lao vào bầu khí quyển trái đất với vận tốc 40.000km/h. Sẽ rất khó khăn để đưa tài nguyên vũ trụ trở lại trái đất theo cách mà các tàu vũ trụ vẫn đưa các phi hành gia về nhà.

Ông Henry Hertzfeld, giáo sư các sách lược không gian tại Đại học George Washington cho biết: “Nếu bạn muốn thực hiện điều đó, bạn cần tìm ra một phương thức mới và đáng tin cậy để dễ dàng điều khiển các đối tượng lớn” trong quá trình trở về trái đất.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả những vấn đề mà dự án khai mỏ ngoài không gian có thể gặp phải. Dự án Planetary Resources lên kế hoạch sản xuất hàng loạt những tàu vũ trụ không người lái làm nhiệm vụ khai mỏ từ các tiểu hành tinh. Nếu dựa vào dự án lấy mẫu trên sao Hỏa mang tên Dawn của NASA, con tàu được phóng đến Hành tinh Đỏ lấy mẫu có giá tiền 450 triệu USD. Với một phép tính đơn giản, dễ dàng nhận thấy hệ thống tàu robot thuộc dự án Planetary Resources sẽ ngốn hết là 50 tỷ USD một cách nhanh chóng.

Trên tất cả, dự án Planetary Resources đang phải đối mặt với khả năng vị phạm luật vũ trụ được thành lập năm 1967. Theo đó, không quốc gia nào được phép tuyên bố chủ quyền trên không gian, mặt trăng hay bất kể thiên thể nào. Hiệp ước được đưa ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nước kém phát triển, chưa có khả năng chạy đua khai thác trong không gian. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên vũ trụ đối với một công ty tư nhân chưa được đề cập đến.

Nếu khắc phục được tất cả các yếu tố trên, việc khai mỏ trong không gian sẽ mở ra một tương lai khá tươi sáng cho sự phát triển trên trái đất. Tuy nhiên, sẽ vẫn là quãng đường không hề ngắn để Planetary Resources có thể trở thành hiện thực và mang lại những nguồn lợi vô kể cho nhân loại trên địa cầu.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm