Kế hoạch cất cánh của máy bay tàng hình Nhật
Không được Mỹ bán cho F-22, Nhật tự phát triển máy bay tàng hình nhằm cạnh tranh với các nước láng giềng.
Tiếp sau Mỹ, Nga và Trung Quốc, Nhật Bản sẽ là nước tham gia vào hàng ngũ các nước tự sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình. Nguồn tin trên được khẳng định chính thức bởi một chuyên gia Không quân Nhật, theo đó mẫu thử Mitsubishi ATD-X sẽ sẵn sàng bay thử chỉ sau 3 năm nghiên cứu phát triển. Đây là một động thái đáng kể giúp nâng vị thế của Không quân Nhật trên chiến trường Thái Bình Dương.
Mẫu thử máy bay tàng hình ATD-X của Nhật Bản. |
Thiếu tướng Hideyuki Yoshioka, Giám đốc chương trình Phát triển hệ thống hàng không của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn với AP, rằng mẫu máy bay này có thể sẽ được thử nghiệm trong năm 2014.
Cũng theo Thiếu tướng Yoshika, Nhật Bản đã rót khoảng 473 triệu USD vào dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình riêng sau khi Mỹ tỏ ra không thiện chí bán máy bay chiến đấu số 1 của mình – chiến đấu cơ phản lực tàng hình F-22 Raptor – do lệnh cấm bán từ Quốc hội Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đã tiến một bước dài nhằm hoàn thiện và củng cố thêm cho máy bay chiến đấu tàng hình nhằm đối chọi với F-22. Máy bay của Nhật cùng với cặp đôi đang phát triển của Hải quân Trung Quốc sẽ tiến tới tạo thế cân bằng quyền lực trong khu vực.
Mẫu thử náy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc |
Trước đó, Trung Quốc đã khiến nhiều chuyên gia phải bất ngờ khi trình làng chiếc máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 1/2013 tại Bắc Kinh nhân chuyến thăm cấp cao của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
J-20 có nhiều nét tương đồng với F-22 và làm cho rất nhiều nhà kế hoạch quốc phòng Mỹ và Nhật "thất kinh" vì sự phát triển nhanh hơn nhiều so với dự đoán của họ. J-20 cũng là chiếc máy bay đầu tiên được “ra lò” trong tình trạng căng thẳng liên tục đè lên Bắc Kinh do chi tiêu quân sự mạnh tay và quá trình hiện đại hóa quân đội, gia tăng thái độ cứng rắn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Mặc dù J-20 vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể sẵn sàng cho thực chiến nhưng nó vẫn là một yếu tố đáng kể trong nỗ lực kiểm soát tình hình trong khả năng luôn ẩn chứa những xung đột tiềm tàng với vùng lãnh thổ Đài Loan hoặc Triều Tiên và đặc biệt là cải tiến cho không lực Trung Quốc.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu mới của Nga, Sukhoi T-50 đã cất cánh năm 2012 và đang tham gia đáng kể vào quá trình phát triển với Không quân Ấn Độ. T-40 không chỉ được xem là một tiếng vang đáng kể của Không quân Nga – một lực lượng đáng ngại đối với Nhật Bản do những tranh chấp giữa hai nước ở các đảo mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền vùng phía bắc Thái Bình Dương – mà còn là một trong các đơn hàng chiến lược mà Nga muốn “mở rộng thị phần” ra nước ngoài.
Máy bay tàng hình T-50 của Nga trong chuyến bay thử đầu tiên |
Lê Hương
Theo Infonet