Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Joe "8" chuyện dịch tựa phim

(Blog Joe) - Dịch Ugly Betty thành Cô gái xấu xí cũng như chuyển nghĩa Chí Phèo thành Người đàn ông say rượu vậy. Bạn cảm thấy thế nào?

Joe "8" chuyện dịch tựa phim

(Blog Joe) - Dịch Ugly Betty thành Cô gái xấu xí cũng như chuyển nghĩa Chí Phèo thành Người đàn ông say rượu vậy. Bạn cảm thấy thế nào?

Joe `8` chuyện dịch tựa phim
Phim Ugly Betty (Cô gái xấu xí).

Có nhiều phim nước ngoài đặt tên kiểu rất đơn giản, là tên của một nơi, một món ăn, một nhân vật đặc biệt... Vừa ngắn gọn, vừa hay, vừa gây sự tò mò. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì tên của phim bị "chung chung hóa", thành một cục từ nhạt nhẽo miêu tả rất cụ thể về nội dung của phim.

Ugly Betty này (Cô gái xấu xí). Beowulf này (Ác Quỷ Lộng Hành). Ray này (Vượt qua số phận) Juno này (Dính bầu 2). Ratatouille này (Chú chuột đầu bếp). Cloverfield này (Thảm Họa Diệt Vong). P1 này (Tầng Hầm Đẫm Máu), nhiều lắm.

Nghe các đầu đề phim Việt Nam này mình cảm thấy hơi ngứa tay, hơi khó chịu một chút. Đó là một cảm giác khó nói, có lẽ tốt nhất là đưa ra một ví dụ ngược lại.

Nếu truyện "Chí Phèo" được dịch sang tiếng Anh là "The Man Who Drinks Alcohol" (Người đàn ông uống rượu) thì các bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mất cả hay và mất cả... Chí Phèo! Nếu sau này tác phẩm vĩ đại của Nam Cao này được thành một bộ phim Việt Nam mang tên "Chí Phèo" luôn thì dịch sang tiếng Anh cũng phải mang tên “Chí Phèo” chứ. Tên “Chi Pheo” là một sự kết hợp của nguyên âm và phụ âm rất tuyệt vời, người Châu Âu hoàn toàn có thể phát âm được.

"Nhưng người Châu Âu sẽ không biết Chí Phèo là ai, Joe ạ”.

Đúng. Nhưng người Việt Nam đã biết Chí Phèo là ai trước khi sách của Nam Cao ra mắt đâu! Họ vẫn mua sách mang về đọc đi đọc lại đến tận tối cơ mà. Còn nếu muốn chắc chắn khán giả Châu Âu biết Chí Phèo là tên của một nhân vật nam thì cứ cho chữ "Mr." vào là xong. “Mr Chi Pheo”. Nghe hay quá còn gì!

"Cô gái xấu xí" nghe không hay. Lễ ra các ông phiên dịch nên chọn một tên Việt Nam thật, một tên nghe hơi nghiêm túc giống tên "Betty" trong tiếng Anh. Ví dụ, "Nhung xấu xí" chẳng hạn. Nghe hay hơn nhiều! Nghe tên này mình bắt đầu hình dung một người con gái cụ thể, chứ không phải một loại con gái nói chung, hình dung một người con gái có tính cách đặc biệt, chứ không phải một một tuýp con gái không có lợi thế về mặt ngoại hình.

Phim “Ray” cứ dịch là “Ray” thôi. Hoặc "ông Ray", cho nó chắc ăn. Người Việt Nam không biết "Ông Ray" là ai thì thôi. Muốn biết thì phải mua vé xem phim nhé! Phim Cloverfield cũng thế. Người Việt Nam không biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu – tuy nhiên chính người Mỹ cũng đâu có biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu! Khi phim Cloverfield ra rạp, đó là lần đầu tiên người Mỹ được nghe tên này, có nghĩa là phim Cloverfield giới thiệu từ Cloverfield với thế giới.

Ratatouille là một trượng hợp hơi khác. Người Việt sẽ không biết đó là một loại món ăn “bình dân”, và khán giả ở đâu cũng nên biết điều đó. Thế thì cứ dịch là "Sốt vang xưa", hay là gì đấy. Quan trọng nhất là đọc đầu đề xong người ta hình dung ngay một món ăn cụ thể, một món ăn gắn bó với đời sống của dân thường. Vì trong phim này, "Sốt vang xưa" chính là "điểm nút", tượng trưng cho một lối sống dản dị đang dần bị mất đi. Xem phim xong, người ta sẽ nói : “Ồ, đó là một đầu đề rất hay, rất sâu sắc”. Còn "Chú chuột đầu bếp" không hay gì, không tượng trưng cho cái gì cả, không có gì sâu sắc, chán lắm.

Bạn muốn biết đó là phim về một con chuột biết nấu cơm ư? Đó chính là lý do tại sao phim có poster!

Lại một ví dụ ngược lại nhé, cũng là ví dụ cuối cùng. Giả sử người Canada không thể nói được chữ Chí Phèo, phát âm khó quá. Thế thì cứ dịch là "Hanky Sam" đi. Hanky Sam không hẳn là một tên tiếng Anh (Ở Canada chả ai gọi là "Hanky" cả), cũng như Chí Phèo không hẳn là một tên Việt Nam. Nhưng nghe tên "Hanky Sam" người ta sẽ hình dung một nhân vật nam, một nhân vật chắc khác thường chút. Đến 90 tuổi họ vẫn sẽ nhớ tên phim “Hanky Sam”. Còn tên “Người đàn ông uống rượu” chỉ cần 20 ngày là rơi vào lãng quên.

Nếu có thể để nguyên thì cứ để nguyên đi. Còn nếu không thì quan trọng nhất là giữ cái cảm giác, cái mầu sắc và cái "tính cách" của đầu đề.

Vài nét về blogger Joe:

Joe `8` chuyện dịch tựa phim

Mình đang sống ở Hà Nội nhưng mình không phải là người Việt đâu. Mình là người Canada (họ hàng ở bên mẹ là người Anh và ở bên bố là người Pháp). Mình đã ở xứ sở này được hơn ba năm rồi, thế là mình cũng biết một chút tiếng Việt Nam. That"s it.

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm" (2 phút cũng được, hi hi...).

Bài đã đăng: Tết Tết Tết Tết..., Bắc Mỹ vs. Việt Nam, Angelina Jolie là người... Hải Phòng?Joe mở dịch vụ... du lịch?, Triết lý “Cà chua” và “Tắc kè”, Chuyện nhỏ, chuyện to, Tôi yêu Việt Nam, Đau hơn bị... “đá”, Ca sỹ và “dế”, Xót xa và... đảo ngược, Em “ta” hay “Tây”?, Làm bố kiểu "Việt” hay “Tây”?, Đẹp theo "tiêu chuẩn" của Joe, Xin lỗi bún chả, mình chia tay!, Giải pháp trên cả sành điệu!, Sự “nguy hiểm” của Bún chả, Joe nghĩ gì về chuyện "ấy”?, Em Perfect của Joe ới ơi…, Em là ai, cô gái hay nàng...miu?, "Mơ mộng" giảm cân, Tản mạn chuyện lấy vợ, Yêu đến… vỡ vỉa hè, cháy đèn đường!, Người Hà Nội - Người Sài Gòn, Xin lỗi, em chỉ là... thằng Tây, Tiêu chuẩn “tìm vợ” của Joe, Thơ ải thơ ai?.

Bạn có thể quan tâm