Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Indonesia báo động tình trạng khẩn cấp sau sự cố tràn dầu

Sau sự cố tràn dầu ở vùng biển đảo Borneo ngày 31/3, Indonesia đã báo động tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn chặn hậu quả chết người.

4 ngư dân của thành phố cảng Balikpapan đã thiệt mạng và 1 ngư dân mất tích sau khi nhiên liệu bùng cháy trong sự cố tràn dầu.

Vụ tràn dầu đã lan rộng khoảng 18 km2, khiến hơn 1.200 người dân sinh sống quanh khu vực gặp phải các vấn đề về sức khỏe như chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Thành phố Balikpapan đã phân phát mặt nạ phòng độc để giúp cư dân đối phó với mùi hôi nồng nặc.

Indonesia bao dong quoc gia anh 1
Nguồn nước và không khí xung quanh khu vực tràn dầu bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Xinhua.

"Chúng tôi đã báo động tình trạng khẩn cấp vì hậu quả nghiêm trọng của sự việc trên", ông Sayid MN Fadli, chủ tịch thành phố Balikpapan cho biết.

Theo tờ The Guardian, hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ việc trên, tuy nhiên vệt dầu tràn được cho là xuất phát từ một tàu chở than đá từ Indonesia đến Malaysia.

Nhiều nguồn tin khác cho biết cơ quan điều tra đang lấy mẫu thử từ nhà máy tinh luyện dầu quốc gia Pertamina, nơi sở hữu hệ thống cáp ngầm ở khu vực tràn dầu. Công ty Pertamina đã phủ nhận có liên quan đến sự cố. 

Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia cho biết lực lượng cứu hộ đã được huy động để dọn dẹp sạch sẽ hậu quả của vụ tràn dầu. 

"Lực lượng này đang nỗ lực điều tra sự việc cẩn thận. Chúng ta sẽ sớm biết được hậu quả của sự cố trên lớn đến đâu và đơn vị hoặc cá nhân nào phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Rasio Ridho Sani cho biết.

Biến đổi khí hậu, hàng triệu người Indonesia 'chìm' cùng những bờ biển

Cuộc sống của hàng triệu người thuộc các cộng đồng dân cư duyên hải của Indonesia đang bị đe dọa khi nơi họ ở cứ chìm dần do biến đổi khí hậu và việc khai thác cạn kiệt nước ngầm.

Con sông ô nhiễm nhất thế giới nuôi sống 28 triệu dân Indonesia

Hơn 1.000 nhà máy xả nước thải độc hại xuống dòng nước đã khiến sông Citarum, nguồn sống của khoảng 28 triệu dân ở Tây Java, Indonesia, bị ô nhiễm nặng nề.


Chi Mai

Bạn có thể quan tâm