Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hướng dẫn việc bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật

Theo quy trình, Ban Tổ chức Trung ương sẽ trao đổi với cán bộ bị kỷ luật và với người đứng đầu nơi cán bộ về công tác. Việc này cũng được lấy ý kiến thông qua của các ban, ngành.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành hướng dẫn thực hiện Điểm 3 trong Thông báo số 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.

Cụ thể, đối với cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn cán bộ làm đơn gửi ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nơi công tác.

Ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nơi cán bộ công tác họp, cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (gửi qua Ban Tổ chức Trung ương).

Sau đó, Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.

Quy trình bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật

Đối với cán bộ có nguyện vọng tiếp tục làm việc còn dưới 5 năm công tác, Ban Tổ chức Trung ương quy định rõ theo từng trường hợp.

Theo đó, với cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; trao đổi với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác về việc thực hiện chủ trương của Đảng (gồm cả trường hợp cán bộ bị kỷ luật là người đứng đầu).

Sau đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; báo cáo ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nơi cán bộ công tác để cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo Bộ Chính trị (qua Ban Tổ chức Trung ương).

Trên cơ sở ý kiến này, Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan; tổng hợp ý kiến các cơ quan, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.

can bo bi ky luat anh 1

Các ủy viên Trung ương dự Hội nghị Trung ương 5. Ảnh: Nguyên Phúc.

Với các chức danh khác của cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương, Ban Tổ chức Trung ương trao đổi với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác về việc thực hiện chủ trương của Đảng.

Người đứng đầu có trách nhiệm trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; báo cáo ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương nơi cán bộ công tác để cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).

Trên cơ sở ý kiến này, Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến (bằng văn bản) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan; tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.

Với trường hợp còn từ 5 năm công tác trở lên, quy trình xem xét tương tự trường hợp cán bộ còn dưới 5 năm công tác.

Sau khi cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm, cho từ chức, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, bố trí công tác khác đối với cán bộ theo thẩm quyền.

Khắc phục tình trạng lạm quyền khi bổ nhiệm người nhà

Tại Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Quy định 80, thông báo Kết luận 20 của Bộ Chính trị và hướng dẫn số 21, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết qua 5 năm, các cấp ủy đảng đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái hơn 180.500 lượt cán bộ; trong đó trên 6.000 lượt cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Ngoài ra, việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Việc này cũng nhằm kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.

Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ.

can bo bi ky luat anh 2

Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Phát biểu chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng, đặc biệt là người đứng đầu các địa phương, đơn vị, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, quán triệt, nghiên cứu kỹ và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản này.

Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện nghiêm là cơ sở đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ.

Đồng thời, khắc phục tình trạng cán bộ vừa mới được bổ nhiệm đã vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, hay việc lạm quyền trong sắp xếp, bổ nhiệm người thân, người nhà, người không đủ tiêu chuẩn điều kiện vào trong các vị trí lãnh đạo quản lý không đúng quy định của Đảng, gây dư luận bức xúc, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Bộ Nội vụ nói gì về tình trạng cán bộ, viên chức nghỉ việc?

Bộ Nội vụ đề nghị các bộ ngành, địa phương quan tâm, kịp thời nắm bắt tâm tư của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ cấp cơ sở.

Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 1 trường đại học

Theo Nghị định mới, Bộ Nội vụ không còn Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp; Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm