Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HSBC đánh giá cao việc lãnh đạo VN nhận trách nhiệm

Công bố Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 11, HSBC đánh giá cao việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhận trách nhiệm và dự đoán, hết năm, lãi suất không có "cửa" tăng.

HSBC đánh giá cao việc lãnh đạo VN nhận trách nhiệm

Công bố Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 11, HSBC đánh giá cao việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhận trách nhiệm và dự đoán, hết năm, lãi suất không có "cửa" tăng.

Đánh giá cao động thái nhận lỗi đối với quản lý kinh tế của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong đó có Thủ tướng, HSBC cho biết, đây là bước đi đúng cho thấy Chính phủ hoàn toàn nhận thức được sự yếu kém của các doanh nghiệp trong nước và tham nhũng đang gia tăng. Trước đó, trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 22/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận trách nhiệm chính trị, nhận lỗi trước Quốc hội, Đảng, toàn dân, đặc biệt trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

 

 HSBC cho rằng, kinh tế Việt Nam đã đến lúc bàn về chiến lược

Tuy vậy, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong con mắt của HSBC “không ấn tượng nếu so với xu hướng tăng trưởng Việt Nam từng có là trên 7%”. Cơ quan này dự đoán, tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức khiêm tốn là 5,3% vào năm 2013, sau khi về 5% vào cuối năm nay, từ mốc 5,9% do nguyên nhân nội tại. Theo đó, điểm lạc quan nhất của kinh tế Việt Nam tháng 10 là tình hình công ăn việc làm có tăng lên dù chỉ phản ánh những kế hoạch mở rộng đã có từ trước. HSBC phân tích, điều đó có nghĩa, bất kể tăng trưởng kinh tế trì trệ hay môi trường đầy thách thức từ bên ngoài tác động, các nhà sản xuất tại Việt Nam vẫn thấy cơ hội và thực hiện kế hoạch mở rộng để chuẩn bị sẵn sàng khi kinh tế tăng trưởng trở lại.

Xuất khẩu sang Trung Quốc tính từ cuối năm ngoái tới nay đã vượt tổng mức xuất sang Trung Quốc của cả năm ngoái. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng. Điều này bắt nguồn từ thực tế là Việt Nam đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng lên, dẫn tới một vài hàng hóa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất sang Trung Quốc khi Trung Quốc ngày càng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Đây là một cơ hội đối với Việt Nam phục vụ thực hiện công nghiệp hóa nhằm thu hút các kiến thức công nghệ để năng lực cạnh tranh trong tương lai không chỉ còn là nhân công rẻ”, HSCB nêu ý kiến.

Tăng trưởng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại so với cuối năm trước đang ở mức hai con số, được hỗ trợ bởi đầu tư mới đối với mặt hàng điện tử trong khi tăng trưởng nhập khẩu đã xuống mức một con số. Doanh số bán lẻ đang tăng lên nhờ vào dân số trẻ. Các lợi thế vốn có của Việt Nam như con người và tài nguyên, sẽ giúp đưa đất nước thoát khỏi khó khăn nhưng một tương lai tươi sáng sẽ chỉ có thể có được với một khu vực công hoạt động hiệu quả hơn và không làm chìm mất những lĩnh vực hoạt động hiệu quả của Việt Nam. Cán cân vãng lai được cải thiện đáng kể với thâm hụt thương mại chỉ 250 triệu đô la Mỹ so với 8,2 tỷ đô la Mỹ vào 2011.

Theo dự đoán của HSBC, việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tiền tệ hay tăng lãi suất từ nay tới cuối năm sẽ có thể không xảy ra. Lạm phát cũng được kiềm chế tốt, dù vẫn cao so với chuẩn của vùng song tốc độ tăng đã chậm lại, hàng tháng giảm trung bình từ 2,1% còn 1,3%, đặc biệt lạm phát lương thực (chiếm 40% rổ CPI) giảm đã làm cân bằng giá nhiên liệu và giá một số dịch vụ khác tăng.

Điểm chung lại, HSBC nhấn mạnh, đã đến lúc bàn về chiến lược cho kinh tế Việt Nam dù vẫn cần kế hoạch cụ thể để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa do năng lực chế biến còn yếu.

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm