Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HoSE sẽ vận hành hệ thống giao dịch mới từ 5/7

Đây là hệ thống vận hành mà HoSE xây dựng cùng với FPT với năng lực xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày, cao gấp nhiều lần so với mức xử lý 900.000 lệnh/ngày hiện nay.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng vừa ký văn bản số 3277/UBCK-PTTT về việc chấp thuận đưa giải pháp xử lý quá tải hệ thống giao dịch vào vận hành.

Theo đó, Ủy ban Chứng khóa đã chấp thuận kiến nghị của Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa phần mềm của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do Công ty CP FPT cung cấp (giải pháp xử lý sự cố giao dịch) vào vận hành chính thức từ 5/7.

Cơ quan quản lý chứng khoán giao HoSE chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung tại biên bản kiểm thử với FPT, tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát kỹ, bảo đảm vận hành hệ thống giao dịch an toàn, thông suốt.

Đồng thời, HoSE được yêu cầu hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hệ thống, cung cấp dịch vụ và ký thỏa thuận với FPT trước khi hệ thống chính thức đi vào vận hành.

Hệ thống mới kể trên chính là hệ thống giao dịch hỗ trợ mà FPT cùng với HoSE bắt đầu xây dựng cách đây 3 tháng. Trong đó, lãnh đạo HoSE và FPT kỳ vọng việc áp dụng hệ thống giao dịch mới sẽ nâng năng lực xử lý tối đa của sàn HoSE từ mức 900.000 lệnh/ngày hiện nay lên 3-5 triệu lệnh/ngày.

Van hanh he thong giao dich moi tren HoSE tu 5/7 anh 1

Hệ thống giao dịch mới trên HoSE có khả năng xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày, cao hơn nhiều so với mức 900.000 lệnh/ngày hiện nay. Ảnh: Nam Khánh.

Ngoài ra, việc nâng được số lượng lệnh xử lý tối đa một ngày lên gấp nhiều lần, sàn HoSE cũng dự kiến bỏ cơ chế phân bổ lệnh áp dụng với các công ty chứng khoán thành viên từ trước đến nay.

Hiện tại, hệ thống giao dịch trên HoSE là do đối tác Thái Lan cung cấp từ những ngày đầu thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam, với năng lực xử lý tối đa 900.000 lệnh/ngày. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, thị trường chứng khoán bùng nổ về cả số lượng nhà đầu tư, dòng tiền vào thị trường đã khiến hệ thống giao dịch của HoSE thường xuyên rơi vào tình trạng nghẽn lệnh.

HoSE sau đó đưa ra một số giải pháp tạm thời như nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu; dừng niêm yết cổ phiếu mới trên HoSE; khuyến khích chuyển giao dịch cổ phiếu tự nguyện sang HNX; hạn chế sửa, hủy lệnh... Tuy nhiên, điều này chỉ cải thiện được một phần sự cố nghẽn lệnh.

Từ đầu năm 2021 đến nay, khi thanh khoản thị trường thường xuyên ở mức 20.000-30.000 tỷ đồng/phiên, tình trạng nghẽn lệnh lại diễn ra thường xuyên trên HoSE.

Đến nay, sau hơn 3 tháng kể khi các cơ quan quản lý đồng ý để FPT tham gia xây dựng hệ thống giao dịch hỗ trợ cho HoSE trong thời gian chờ hệ thống mới của KRX (Hàn Quốc), hệ thống giao dịch tạm thời mới được chốt ngày đi vào vận hành.

Trong khi đó, ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE, cho biết hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán hợp tác với đối tác KRX vẫn đang thực hiện theo kế hoạch và kỳ vọng cuối năm có thể vận hành.

Hệ thống này khi đi vào vận hành kỳ vọng cung cấp cho thị trường các giải pháp giao dịch trong ngày, T0, mua không cần ứng trước toàn bộ tiền... là những điều kiện còn thiếu để Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi theo tiêu chí của MSCI.

Chứng khoán giảm sâu, sàn HoSE lại ‘tắc’

VN-Index đóng cửa ngày 27/5 với mức giảm hơn 13 điểm nhưng vẫn giữ được mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng nhiệt khiến hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HoSE tiếp tục tái diễn.

Hai tuần sóng gió trên HoSE

Từ đầu tháng 6, nhà đầu tư không chỉ chứng kiến biến động của thị trường chứng khoán mà còn ghi nhận cả những sự cố giao dịch trên HoSE khi nghẽn lệnh diễn ra thường xuyên.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm