Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hòn đảo của băng cướp khét tiếng 'Cánh buồm đen'

Hơn 1.000 người dân tỏ ra quyết gắn bó với cuộc sống tại hòn đảo từng là nơi ẩn náu của những tên cướp biển 'Cánh buồm đen'.

Nằm ở khu vực biển phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc xã đảo Tiên Hải, nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây là đảo Phú Quốc, giáp Campuchia, cách thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) hơn 30 km, quần đảo Hải Tặc có tổng diện tích đất nổi khoảng 1000 ha với 14 đảo lớn nhỏ. Cả đảo yên bình với gần 500 hộ, khoảng hơn 1.000 hộ dân sinh sống  chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá biển, nuôi ốc hương, ốc nhảy, làm tôm khô, cá khô... để cung cấp cho tỉnh Kiên Giang. Nguồn nước sinh hoạt lấy từ nước mưa, máy phát điện xã chạy 7 giờ/ngày, học sinh học đến lớp 9 thì chuyển ra ngoài thị xã Hà Tiên học nốt cấp THPT.
Từ thời Pháp thuộc, quần đảo này khét tiếng với nhiều câu chuyện liên quan đến nạn cướp biển. Nơi đây từng là hang ổ của các toán cướp biển chuyên phục kích, thực hiện đánh cướp tàu thuyền qua lại, gây nên nỗi sợ hãi cho nhiều ngư dân. Từ đó, hòn đảo này mang tên "Hải Tặc".
Quần đảo trải ra trên vùng biển rộng 5 km, dài 7 km.
Tấm bia khắc rõ tên hòn đảo vẫn còn nguyên vẹn từ xa xưa.
Đảo có hơn 1000 hộ dân sinh sống với nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt cá biển, nuôi ốc, cá.
Đồn bộ đội biên phòng được đặt ngay lối vào đảo từ cầu cảng.
Đặc biệt, đảo có một ngôi chùa nhỏ mang tên Sơn Hòa Tự. Chùa được bà Mười, con gái của tên cướp biển, thủ lĩnh băng Cánh buồm đen xây dựng và tu tạo. Bà Mười mới qua đời cách đây ít năm nên chùa không còn người trông nom, quét dọn.
Một trong những căn nhà tuềnh toàng, tạm bợ của người dân sống trên đảo đã vài chục năm.
Căn nhà này bà Nguyễn Kim Đồng đã ở từ thời còn trẻ.
Cuộc sống trên đảo buồn tẻ. Đến những đứa trẻ cũng không có nơi vui chơi.
Cuộc sống trên đảo không có trò giải trí nào ngoài xem tivi. Hai thanh niên ngồi xem phim Hàn Quốc dài tập qua đầu đĩa DVD.
Chị Sinh (53 tuổi), một phụ nữ từ Phú Thọ chuyển tới ở từ thời mới tốt nghiệp Đại học. Chị làm giáo viên tại trường Tiểu học và THCS trên đảo. Chị đã ổn định và thấy hài lòng với cuộc sống ở đây và quyết không quay về miền Bắc.
Chị Sinh cũng cho rằng sinh sống ở đây yên tĩnh, trong lành, tránh xa được chốn thị thành nhiều bon chen, phức tạp.
Đảo không có chợ. Các gia đình tự bán trước cửa nhà đồ ăn thức uống, rau cỏ.
Một cậu bé đi bán bánh rán rong.
Sân trường Tiểu học Tiên Hải trong giờ giải lao.
Ông Nguyễn Văn Nam (Tư Nam) là cháu ngoại của tướng cướp biển 'Cánh buồm đen' bồi hồi kể chuyện về ông và cuộc đời mình tại hòn đảo đặc biệt này. Chính ông từng là nạn nhân của một vụ cướp biển. Ông bị đánh, thậm chí bị bọn hải tặc nổ súng bắn xuyên qua đùi. Năm 1994, trong lúc đi cào thì cướp biển ập tới với súng ống lỉnh kỉnh, bọn chúng kéo tàu về Campuchia và tống giam mọi người ở núi Mây đánh đập.

Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm