Sau vụ việc 4 con chó dữ cắn xé chủ nhân ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng việc nhập khẩu và quản lý chó dữ đang bị buông lỏng.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, hiện nay, việc nhập chó cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại không có một quy định hạn chế nào. Các quy định pháp lý cũng không phân biệt chó dữ có được nhập hay không.
Ông Tiến cho hay, chó cảnh cũng được xem là bầu bạn của con người. Thủ tục nhập cảnh chỉ cần giấy có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y các nước theo tiêu chuẩn đã quy định.
Các quy định về nuôi chó và xử lý vi phạm khi nuôi chó có quy định rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có, Nghị định năm 2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật đề cập khá chi tiết, cụ thể.
Theo viện dẫn của ông Tiến, Điều 6 của Nghị định này bắt buộc chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định: Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư. Chủ nuôi chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh, tiêm phòng dịch bệnh theo quy định của cơ quan chức năng...
Nghị định này cũng quy định việc bồi thường thiệt hại nếu chủ nuôi chó để chó cắn người; trách nhiệm của cơ quan địa phương khi để chủ nuôi chó vi phạm. Thông tư 48 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009, cũng hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, các địa phương chưa thực hiện sát sao, có nhiều nơi còn buông lỏng nên việc nuôi chó đang tràn làn, không tuân thủ quy định pháp luật.
4 con chó dữ cắn xé chủ nhân ngày 12/3. Ảnh cắt từ clip. |
Trưa 12/3, 4 con chó của anh Duy đã tấn công bà Nguyễn Thị Lợi (67 tuổi), khi người phụ nữ này đi thể dục về đến đầu ngõ ngõ 2 phố Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dù được anh Duy che chắn nhưng bầy chó vẫn xô ngã, cắn trúng tay, chân bà Lợi.
Sau đó, đàn chó lao vào tấn công chủ nhân. Theo hình ảnh camera ghi lại, anh Duy bị 4 con chó dữ tấn công ngã xuống đường. Chúng thay nhau cắn xé, giằng kéo người đàn ông này. Một người ở gần đó phát hiện sự việc đã dùng gậy giải cứu cho nạn nhân.
Sau vụ việc, bà Lợi và anh Duy đều bị đa chấn thương phải vào viện cấp cứu. Nữ nạn nhân được xuất viện, còn chủ đàn chó vẫn đang được bác sỹ theo dõi, điều trị.
4 con chó cắn xe chủ nhân thuộc 2 giống Dobermann và Rottweiler. Chúng thường được nuôi để giữ nhà, canh gác hoặc làm nghiệp vụ.
Để xảy ra sự cố chó cắn người phụ nữ và cắn xé cả chủ nuôi, ông Tiến đánh giá việc này hết sức nguy hiểm. Người bị cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng, lây lan dịch bệnh từ chó, nhất là bệnh dại. Các cơ quan chức năng quản lý địa phường cần nghiêm ngặt trong công tác này hơn nữa. Người nuôi chó cũng phải tuân thủ, nâng cao trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Liên quan đến việc chó cắn người, Cục Thú y cho biết, năm 2015 đã có hơn 394.000 người bị cho cắn phải đi tiêm phòng dại. Theo thống kê sơ bộ, tổng đàn chó hiện nay có khoảng 10 triệu con.
"Chương trình quốc gia về khống chế và loại trừ bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 2016- 2020, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế phối hợp đang chờ phê duyệt. Mục tiêu trong giai đoạn này là quản lý và tiêm phòng vắc xin dại cho khoảng trên 70% tổng đàn chó nuôi. Ước tính chi phí cần khoảng 500 tỷ đồng mua vắc xin để tiêm cho người và chó nuôi", ông Tiến cho hay.
Điều 9, Nghị định 05 quy định viêc nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh động vật qua lãnh thổ Việt
1. Động vật nhập khẩu vào Việt
a) Có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận là động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại;
b) Động vật có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, nước không có bệnh dại ít nhất 06 tháng trước khi xuất khẩu.
2. Động vật nhập khẩu vào Việt
a) Có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại;
b) Trâu, bò, ngựa, lợn được nuôi giữ tại cơ sở chăn nuôi không có ca bệnh dại trong vòng 6 tháng trước khi xuất khẩu;
c) Chó, mèo đã được tiêm phòng bệnh dại và đang còn miễn dịch.
3. Động vật tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận là động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại; chó, mèo đã được tiêm vắc xin phòng bệnh và đang còn miễn dịch; trâu, bò, ngựa, lợn có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, nước không có ca bệnh dại nào trong vòng 6 tháng trước khi xuất khẩu.
4. Động vật tạm xuất, tái nhập vào Việt