Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồi sinh 24 loài động vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới gặp nhau và thảo luận về phương thức tái sinh 24 loài động vật đã tuyệt chủng tại hội nghị do National Geographic tổ chức ở Washington DC, Mỹ.

Hồi sinh 24 loài động vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới gặp nhau và thảo luận về phương thức tái sinh 24 loài động vật đã tuyệt chủng tại hội nghị do National Geographic tổ chức ở Washington DC, Mỹ.

Tại hội nghị, những loài động vật đã tuyệt chủng được cân lên, đặt xuống nhằm xác định những gương mặt tiềm năng nhất cho sự trở về từ cõi chết. Dựa vào những tiêu chí chọn lựa đã được bàn thảo kỹ cùng với việc suy xét các vấn đề đạo đức, các nhà khoa học hàng đầu đã tìm ra được 24 gương mặt có thể đáp ứng tốt nhất cho quá trình nhân bản từ ADN.

Tham vọng hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tính toán tới môi trường sống cũng như độ thân thiện với loài người để chọn lựa ra những loài sẽ được nhân bản. Việc xem xét môi trường sống trước khi tuyệt chủng của các loài cũng được nghiên cứu nhằm xác định xem chúng có thể sống tự lập trong môi trường tự nhiên sau khi được hồi sinh hay không.

National Geographic cho biết, việc hồi sinh các loài đã tuyệt chủng sẽ dựa nhiều vào mẫu ADN còn được lưu trữ, sao cho tạo ra được một bộ gen đầy đủ của loài sinh vật đã tuyệt chủng. Sau khi việc nhân bản được tiến hành, bào thai của các loài này sẽ được cấy vào cơ thể loài họ hàng phù hợp nhất của nó còn sống để hoàn tất việc sinh sản.

Tuy có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới nhưng việc nhân bản các loài động vật đã tuyệt chủng vẫn là thách thức lớn. Tờ Bưu điện Washington tiết lộ, 10 năm trước, các nhà khoa học Pháp và Tây Ban Nha đã tiến hành nhân bản một con dê thuộc loài đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, sinh vật này chỉ sống được 10 phút sau khi chào đời.

Việc nỗ lực nhân bản một loài ếch đã tuyệt chủng cũng không phải ngoại lệ, thậm chí còn thảm hại hơn. Sau khi cấy tế bào của loài ếch đã biến mất vào quả trứng một loài ếch còn tồn tại, phôi này đã chết chỉ vài ngày sau đó. Tuy nhiên, việc phân chia tế bào bên trong quả trứng đã được ghi nhận, dù nó không có bất kể cơ hội nào để hoàn thiện.

Tuy chưa từng thành công nhưng với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới, rất có thể hội nghị do National Geographic tổ chức sẽ mở ra tương lai mới cho các loài đã biến mất. Dưới đây là một vài gương mặt trong số những loài động vật đã tuyệt chủng được chọn để hồi sinh nhờ phương pháp nhân bản vô tính.

 
Loài chim Dodo vốn không có bất kể kẻ thù tự nhiên nào. Tuy nhiên, chúng bị tuyệt chủng bởi chính sự săn bắt không có điểm dừng của con người để lấy thịt. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy loài Dodo là vào năm 1904 tại Florida.
 
Ngựa vằn Quagga, từng sống ở Nam Phi. Con ngựa cuối cùng trong tự nhiên bị bắn chết năm 1870 trong khi cá thể cuối cùng của loài này chết năm 1883.
 
Loài đà điểu có chiều cao cơ thể lên tới 3,6 m sống ở New Zealand. Sở dĩ, loài động vật này biến mất bởi người Maori bản địa săn bắt.
 
Voi ma mút Woolly, sống trên đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương cách đây chừng 4.000 năm. Do xác một vài cá thể của loài này bị đóng băng nên ADN của chúng được bảo quản khá hoàn hảo.
 
Loài chim Billed Woodpecker của Bờ Biển Ngà được nhìn thấy lần cuối cùng ở Đông Nam nước Mỹ trong những năm 1940.
 
Loài Thylacine hay còn có tên khác là Hổ Tasmanian Tiger từng sống ở Australia, Tasmania và New Guinea cho đến những năm 1960.
 
Dù khá nổi tiếng nhưng khủng long sẽ không được nhân bản bởi ADN của chúng đã quá già, cộng với không có môi trường sống phù hợp cũng như loài họ hàng nào đủ sức mang thai hộ loài sinh vật này.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm