Trung Quốc vừa công bố bản dự báo đầu tiên về sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 25/11, với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu lâu năm.
Nhóm học giả có đồng quan điểm rằng đảm bảo "kiểm soát tuyệt đối" Biển Đông là mấu chốt trong chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Mỹ sẽ không thay đổi chính sách ở Biển Đông", Reuters dẫn lời ông Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông.
"Từ quan điểm của Mỹ, sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Mỹ hoài nghi liệu Trung Quốc đang có ý định thực hiện một chiếc lược 'Chống tiếp cận/Chống xâm nhập' (anti-access/area-denial) hay không", theo bản dự báo.
Tàu khu trục USS Decatur DDG 73 của Mỹ hoạt động trong khu vực Biển Đông tháng 10/2016. Ảnh: Reuters. |
Ông Zhu Feng, giám đốc Trung tâm Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, cho rằng chính sách quân sự dưới thời ông Trump sẽ "liên tục thay đổi" trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, ông Feng còn cho biết thêm Trump có thể không sử dụng thuật ngữ "tái cân bằng" cho khu vực này, nhưng sẽ giữ lại hầu hết các chính sách trọng tâm.
Cả 2 học giả Trung Quốc đều đồng ý rằng rất có khả năng cao là Trump sẽ gia tăng chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Zhu còn cho biết quyết định phát hành báo cáo vào thời điểm này không phải nhằm khơi mào một "cuộc chiến tranh", mà nhằm tránh "cuộc chạy đua vũ trang" giữa Trung Quốc và Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Wu dự đoán các cam kết của Mỹ với các đồng minh cũng như quan điểm lập trường trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Do đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực này có thể gia tăng theo sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Ông Trump hiếm khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trong suốt chiến dịch vận động tranh cử song ông tập trung vào các mối quan hệ kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh.
Ông thường chỉ trích Trung Quốc là nước bóp méo tiền tệ và doạ sẽ áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.