Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và những bằng chứng lịch sử

Ngày 25/8, hàng trăm người dân cùng du khách đã đến dinh Thống Nhất tham quan triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử".

Triển lãm được khai mạc vào 23/8 tại dinh Thống Nhất (TP.HCM).
Triển lãm đã thu hút hàng ngàn lượt người đến xem.
Đây là 19 trong số 734 châu bản được lấy từ kho tàng châu bản triều Nguyễn (1802 - 1945). Nội dung các tờ châu bản phản ánh quá trình thực thi chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Châu bản số 10 có ghi: "Các thuyền được phái đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 cọc gỗ (mỗi cọc dài từ 4 - 5 thước, dày 1 tấc) và khắc sâu dòng chữ: Minh Mệnh thất thập niên, Năm Bính Thân. Các viên cai đội thủy quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cấm mốc, đánh dấu. Hãy vâng mệnh.

Triển lãm trưng bày rất nhiều bản đồ cổ về Việt Nam, Trung Quốc thời trước của các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam, phương Tây và cả Trung Quốc. Trong các bản đồ đều ghi rõ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được thể hiện rõ trên bản đồ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bia chủ quyền do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng 6/1938. Trên bia có khắc dòng chữ: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938.
Những tài liệu quý khẳng định chủ qyền 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam được lưu giữ và trưng bày tại triển lãm.
Hình ảnh ghi lại quân Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việc Trung Quốc đánh chiếm, xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã vi phạm Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Bức tranh "Tuổi trẻ nơi đầu sóng" được nghệ nhân Nguyễn Viết Quân (Bắc Ninh) thực hiện tặng các chiến sỹ hải quân trong triển lãm.
Lễ khao thề thế lính Hoàng Sa.

Trường Nguyên

Bạn có thể quan tâm