Xã hội
Hoả Lò - nhà tù ghê rợn với máy chém thời trung cổ
- Thứ năm, 17/7/2014 08:44 (GMT+7)
- 08:44 17/7/2014
Bên cạnh những hình ảnh tra tấn, nhục hình phạm nhân một cách tàn bạo, chiếc máy chém man rợ đã đưa nhà tù Hoả Lò đứng đầu top 5 địa điểm đến ghê rợn nhất Đông Nam Á.
|
Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (vốn nằm trên đất làng Phụ Khánh thuộc tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương) được Thực dân Pháp xây dựng năm 1896, tức là chỉ 4 năm sau khi "địa ngục trần gian" bắt đầu xây dựng ở Côn Đảo. Hỏa Lò có tổng diện tích hơn 12.000 m2, là một trong những nhà tù lớn và kiên cố bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ. |
Pháp |
Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ, giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954. Diện tích còn lại 2.434m2 hiện được quy hoạch bảo tồn thành khu di tích. |
|
Thiết kế xây dựng của trại giam cho phép Hỏa Lò thường xuyên chứa khoảng 500 tù nhân với chế độ giam giữ, ép cung cực kỳ hà khắc, dã man. Cùng với chiếc vũ khí man rợ nhất của Thực dân Pháp là cỗ máy chém khổng lồ, nhà tù Hoả Lò được biết đến là một trong 10 nhà tù khét tiếng nhất Thế giới hay đứng đầu top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á. |
|
Ngay từ khi chưa hoàn thành, tháng 1/1899 nhà tù Hỏa Lò đã đảm nhận việc giam người và hình ảnh gắn liền với những phạm nhân đầu tiên cho đến người cuối cùng đó là những gông cùm chân bằng thép.. |
|
Các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí. Những tên cai ngục ở đây đều khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.
|
|
Thực dân Pháp đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng và lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng nhà tù. Hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang, được kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi thi công. |
|
Cachot (ngục tối) dùng để giam giữ những người tù bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù hoặc có hành vi chống đối (tổ chức đấu tranh, tổ chức vượt ngục, tuyên truyền cách mạng). Cachot ở Hoả Lò là "địa ngục của địa ngục", phòng giam chật hẹp, tối tăm. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm trong đêm, phải ăn ngủ vệ sinh tại chỗ, sàn giam dốc ngược khiến tù nhân không nằm được. Người tù bị giam trong Cachot chỉ sau một thời gian ngắn là bị phù nề, mắt mờ, ghẻ lở đầy người do thiếu vệ sinh, ánh sáng và cả dưỡng khí.
|
|
Hoả Lò được người biệt danh là “địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội với tù nhân. Họ phải chịu từ những cú tát nảy lửa lúc vừa bước chân qua cánh cổng bằng gỗ lim nặng chịch, rồi bị gông cùm, đánh đập dã man trong các phòng biệt giam hay xà lim án chém. |
|
Bức tranh này được treo ở di tích Nhà tù Hỏa Lò. Từ những thủ đoạn tra tấn, đánh đập dã man, cai ngục còn bắt tù nhân lao động nặng nhọc: sửa chữa nhà cửa, giã gạo, đi lao công tại các khu nhà ở của các giám ngục, đi lao dịch tại các chiến trường. Tù chính trị Hoả Lò bị thực dân bắt lao dịch khổ sai, đánh đập tàn nhẫn.
|
|
Khu buồng giam tử tù giam giữ các phạm nhân chịu án tử hình chờ ngày hành quyết nằm sâu trong cùng và phải đi qua 3 lớp cửa sắt khác nhau mới tới. |
|
Khủng khiếp nhất ở Hoả Lò là chiếc máy chém thời trung cổ, được thiết kế bởi 2 cột trụ gỗ cao 4m với lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt. Phía dưới có một xà ngang khác và giá hẹp để tử tội đặt đầu vào.
|
|
Hai miếng ván được khoét hình bán nguyệt, ráp lại thành hai hình tròn, chặn phía trên và phía dưới cổ tử tội để lưỡi dao rơi vào giữa. Bên trong trụ là hai rãnh để lưỡi dao theo đó rơi xuống theo một đường thẳng đứng.
|
|
Phía dưới là hộc sắt để rơi đầu tử tù vào, kế bên là thùng mây đan đựng thi thể. |
|
Tháng 1/1930, máy chém được vận chuyển lên Yên Bái để hành hình 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đứng đầu là Nguyễn Thái Học). Vũ khí man rợ này trong nhà tù hoạt động liên tục, được dùng lưu chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác khắp xứ Bắc Kỳ. |
|
Máy chém |
|
Buồng giam cho phạm nhân nữ được nới lỏng hơn khi tù nhân không bị cùm chân để có thể chăm sóc con nhỏ. |
|
Tuy nhiên, nhà tù thực dân lại có những cách tra tấn riêng cực kỳ ác độc dành cho phạm nhân nữ với hình thức giật điện bằng máy quay điện tại Sở mật thám Hà Nội hay chiếc ba toong thô sơ để dùng nhục hình vào chỗ yếu của các chị em tù chính trị. |
|
Bao quanh nhà tù là những bức tường bằng đá cốt thép cao 4m, dày 0,5m vẫn còn bền vững sau hơn một thế kỷ.
|
|
Những mép tường rào kín đặc mảnh chai mảnh sành với lưới điện chằng chịt khiến bất cứ phạm nhân nào cũng phải e dè khi nghĩ đến việc vượt ngục.
|
|
Từ những quy định nghiêm ngặt như vậy, thực dân Pháp yên tâm và tự đắc cho rằng Nhà tù Hoả Lò “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, “con kiến cũng chẳng lọt qua được”. Tuy nhiên đã có nhiều cuộc vượt ngục của tù nhân chính trị thành công khi cưa song sắt đường cống ngầm dưới sân trại tử hình chui ra ngoài. Một số bị bắt lại, một phần trong số họ trở về được căn cứ kháng chiến, tiếp tục tham gia chiến đấu.
(Xem thêm: Cuộc vượt ngục lừng danh năm 1932)
|
nhà tù Hoả Lò
Hoả Lò
máy chém
tử tù
nhà tù ghê rợn nhất
top 5 nhà tù Đông Nam Á