Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồ sơ đại gia ngoại mua Highlands Coffee và Phở 24

Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể vươn ra ngoài phạm vi trong nước.

Hồ sơ đại gia ngoại mua Highlands Coffee và Phở 24

Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể vươn ra ngoài phạm vi trong nước.

Khi nhắc tới đồ ăn nhanh (fastfood), người ta thường liên tưởng ngay tới nước Mỹ, thiên đường fastfood với những cái tên như McDonald’s, KFC, Pizza Huts,... Những thương hiệu này đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Ngay tại những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, nơi nhiều người đánh giá là fastfood không phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa như Trung Quốc, Nhật Bản,…, những cửa hàng phục vụ kiểu Mỹ cũng giành chiến thắng vang dội.

Tuy nhiên, vẫn có một tập đoàn Đông Nam Á đủ sức cạnh tranh với những ông lớn đến từ phía bên kia bán cầu. Cái tên JolliBee đến từ Phillipines đã cho người ta thấy, không chỉ người Tây mới giỏi làm đồ ăn nhanh.

 
Tập đoàn JolliBee đến từ Phillipines.

Khởi nghiệp từ người bán kem

Ở Phillipines, cái tên Tony Tan Caktion được coi là một huyền thoại sống về tài kinh doanh. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Tony Tan từ một ông chủ cửa hàng bán kem đã vươn lên trở thành một tỷ phú với hơn 2.500 cửa hàng đồ ăn nhanh ở khắp mọi nơi trên thế giới.

 
Tony Tan Caktion

Tony Tan Caktion sinh năm 1947, là con thứ ba trong gia đình bảy anh em. Bố mẹ ông là người gốc Hoa di cư sang Phillipines với mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Bố Tony Tan nhờ tài nấu ăn của mình đã nuôi sống cả gia đình và kiếm đủ tiền cho ông theo học đại học ở Manila.

Năm 1975, Tony Tan Caktion đã thuyết phục được gia đình đem hầu hết tiền tiết kiệm mua nhượng quyền lại hai cửa hàng bán kem. Công việc kinh doanh của ông diễn ra khá thuận lợi. Với tài quan sát tinh tế, Tony nhận ra nhiều người đến quán kem của ông còn có nhu cầu với các loại đồ ăn khác như gà rán, hamburger hay sandwich, và ông đã kết hợp bán cả những mặt hàng này trong cửa hàng của mình.

Đến năm 1978, sau khi có trong tay 6 cửa hàng kem, Tony tự hỏi: “Tại sao chúng ta không chuyển sang bán hamburger nhỉ?” Câu hỏi được đặt ra khi số lượng người đến hỏi mua đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, đôi khi còn nhiều hơn cả đến ăn kem.

Câu hỏi của Tony Tan cũng đánh dấu thời điểm JolliBee ra đời. Ông cùng các thành viên trong gia đình đã nghĩ ra một biểu tượng dễ thương – sự kết hợp giữa một nhân vật hoạt hình của Disney và hình ảnh chú ong chăm chỉ để tạo nên cái tên JolliBee.

Khi được hỏi tại sao ông không tiếp tục chọn cách mua nhượng quyền mà lại xây dựng một thương hiệu mới, Tony Tan trả lời: “Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể phát triển ra ngoài phạm vi đất nước”.

Bản thân Tony Tan Caktion cũng không thể ngờ rằng hai mươi năm sau, cái tên JolliBee có thể giúp ông kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền.

Đánh bại những tập đoàn đa quốc gia

Thời điểm JolliBee được thành lập, các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là McDonald's đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Phillipines. Tuy nhiên, JolliBee đã dễ dàng giành chiến thắng trước tập đoàn hùng mạnh này bởi theo Tony Tan, McDonald’s khá “ngây thơ”.

“McDonald’s tốt ở tất cả mọi thứ, nhưng họ lại thiếu sự hiểu biết về văn hóa bản địa”- Tony Tan nhận định.

Khả năng nắm vững văn hóa và khẩu vị của người dân bản địa là bí quyết giúp chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của JolliBee giành chiến thắng trước các tập đoàn đa quốc gia. JolliBee hiểu rõ những món ăn mà người Phillipines yêu thích như mì xào, spaghetti, hay thói quen ngửi đồ ăn trước khi dùng. Đặc biệt, đồ ăn của JolliBee có giá thành rẻ hơn nhiều so với McDonald’s. Hợp khẩu vị, hợp túi tiền là những yếu tố quyết định chiến thắng của JolliBee trên sân nhà trước các ông lớn đa quốc gia.

Ngày nay, khi đến Phillipines, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những cửa hàng của JolliBee ở khắp các nhà ga, trung tâm thương mại, các khu phố lớn. Với hơn 2000 cửa hàng, ngoài chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Jollibe, tập đoàn sở hữu khá nhiểu thương hiệu khác như Chowking, Greenwich, Red Ribborn,… và tham gia nhượng quyền Burger King. Các thành viên trong gia đình Tony Tan lần lượt nắm giữ công việc quản lý và vai trò chủ chốt trong công ty

Bên ngoài Phillipines, Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng của tập đoàn này.

Doanh thu của tập đoàn này vẫn đang tăng đều qua các năm. Tổng kết quý 3/2012, doanh thu tại Phillipine tăng 9,6%, Trung Quốc tăng 26,5%, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông tăng 24,7% và tại Mỹ - quê hương của đồ ăn nhanh, JolliBee cũng tăng trưởng 12,6%.

 
Doanh thu của tập đoàn này vẫn đang tăng đều qua các năm.

Năm 2004, Tony Tan Caktion được tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn là doanh nghiệp thành công nhất thế giới. Với tổng tài sản hiện nay ước tính đạt 1,25 tỷ USD, Tony Tan Caktion hiện là một trong những người giàu nhất Philippines.

Chiến lược ở Việt Nam

Tại Việt Nam, JolliBee đã xuất hiện từ khá sớm. Cửa hàng đầu tiên được JolliBee mở tại TP.HCM vào năm 1996. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương hiệu này mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, JolliBee có khoảng 30 cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, đặc biệt là TP.HCM Tại Hà Nội, JolliBee vẫn chưa thực sự hiện diện khi chỉ có 2 cửa hàng ở Hà Đông. Nếu so với số lượng các cửa hàng của KFC (130 cửa hàng), Lotteria (133 cửa hàng) thì vẫn còn khá khiêm tốn.

 
Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu kinh doanh fastfood tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tập đoàn này lại có thương vụ khá đình đám tại Việt Nam khi mua lại bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông và 49% bộ phận kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Quốc tế Việt Thái (VTI). VTI là tập đoàn nắm giữ nhiều chuỗi cửa hàng nổi tiếng với các thương hiệu như HighLands Coffee, Phở 24, Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma cao và Hồng Kông.

Giá trị của thương vụ (thực hiện qua công ty con của JolliBee là JolliBee Worldwide) là 25 triệu USD và VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016.

 
JolliBee hiện đang nắm quyền khai thác thương hiệu Phở 24 và Highlands Coffee

Việc mua lại cổ phần của VTI là một phần trong kế hoạch mua lại các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Á và Mỹ của JolliBee nhằm mở rộng quy mô của tập đoàn này.

JolliBee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê Highlands tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của JolliBee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho JolliBee, khi cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.

Theo CafeF/TTVN

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm