1. NSC - công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương
Lọt mắt xanh của Forbes có lý do của nó! NSC từ lâu nay cũng được nhóm doanh nghiệp thuộc SSI để mắt. Hiện tại, nhóm SSI là cổ đông lớn nhất của NSC.
Doanh thu thuần và LNST của NSC tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Biên lãi gộp khá ổn định theo xu hướng tăng dần.
Thị giá của NSC hiện ở mức khá cao (7x trong tháng 8 năm 2013), cách khá xa so với giá trị sổ sách khoảng 27.000 đồng/CP hiện tại. Đến cuối quý 2/2013, NSC đã tăng vốn thêm gần 75% so với thời điểm đầu năm 2008.
2. SSC - công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
"Anh em sinh đôi" với NSC là SSC. Cùng ngành với NSC nhưng đẩy mạnh thị phần ở khu vực phía Nam là SSC. Cũng giống như NSC, SSC nhận được sự quan tâm lớn của SSI và các đơn vị liên quan đến SSI. Nhóm cổ đông này trực tiếp và gián tiếp là cổ đông lớn nhất.
Không chỉ giống nhau về mặt cổ đông lớn nhất, SSC và NSC có mức độ tăng trưởng doanh thu thuần và lãi sau thuế khá giống nhau. Phong cách quản trị đến hoạt động kinh doanh của 2 doanh nghiệp này cho nhà đầu tư cảm giác họ như "anh em sinh đôi", dù vị trí địa lý kinh doanh, vốn điều lệ hoàn toàn khác nhau.
Vốn điều lệ của SSC cũng được tăng 50% so với cuối năm 2008.
Nhắc đến PAN, nhà đầu tư biết đến PAN nhiều hơn trong năm 2013 nhờ sự quay trở lại làm Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Duy Hưng-người dẫn dắt SSI trong nhiều năm. Chúng tôi xin nhấn mạnh từ "TRỞ LẠI". Điều này có nghĩa là, PAN là doanh nghiệp thứ 3 trong chuỗi quản lý của nhóm cổ đông SSI lọt top 10 xếp hạng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Forbes.
Biểu đồ tăng trưởng của PAN cho thấy: Doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định nhưng LNST biến động khá mạnh tuỳ thuộc điều kiện thị trường. Tuy nhiên, tương lai của PAN có vẻ sẽ có nhiều điều bất ngờ, khi năm 2013 đã có kế hoạch kinh doanh có thể sẽ thay đổi vận mệnh.
Tính đến cuối quý 1/2013, PAN cũng đã tăng vốn điều lệ 74% so với năm 2008, và có lẽ sẽ không dừng lại ở đó với chiến lược tăng vốn đi thâu tóm các doanh nghiệp cùng ngành nông, lâm, thuỷ sản mà ĐHCĐ đã thông qua.
Là một doanh nghiệp khoáng sản, BMC nổi tiếng với tỷ lệ cổ tức đáng mơ ước. Năm 2012, mức chi cổ tức của BMC đạt 50%, dự kiến năm 2013 tỷ lệ 40%. Kết quả kinh doanh khởi sắc trong 2 năm gần đây (2011 - 2012) đã góp phần đưa BMC lần thứ 2 lọt vào danh sách của Forbes.
Kết quả kinh doanh 6 tháng 2013 có sụt giảm so với cùng kỳ, đạt 43 tỷ đồng LNST, giảm 20%. BMC vẫn là một trong số ít doanh nghiệp ít vay nợ. Kết thúc quý 2, công ty có dư nợ phải trả hơn 55 tỷ đồng, nhưng chủ yếu là khoản phải trả người lao động và phải nộp Nhà nước.
5. DVP - công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ
Khác với BMC, doanh thu và lợi nhuận của DVP tăng khá đều đặn trong những năm gần đây. Là một doanh nghiệp Cảng biển ở khu vực phía Bắc, DVP cũng như các doanh nghiệp khác nhận được những lợi thế đáng kể sau những cản trở từ chính sách biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bất kể những khó khăn năm 2012, doanh thu và lợi nhuận của DVP vẫn tăng đều đặn.
Năm 2012 với nhiều thuận lợi qua đi, tình hình kinh doanh của DVP vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, LNST 6 tháng 2013 vẫn nhỉnh hơn cùng kỳ, đạt 103 tỷ đồng, tương đương 61% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Khoản lợi nhuận lũy kế và số dư tiền mặt và tương đương tiền của DVP cũng là những chỉ số đáng mơ ước, lần lượt đạt 153 tỷ đồng (76,7% vốn điều lệ) và 130 tỷ đồng.
Trong 5 năm gần đây, DVP không một lần tăng vốn điều lệ, vẫn giữ nguyên 200 tỷ đồng từ năm 2008 đến nay.
6. VSC - công ty cổ phần tập đoàn Container Việt Nam
Không khác nhiều so với DVP, VSC cũng là một doanh nghiệp Cảng biển thuộc khu vực phía Bắc được hưởng nhiều thuận lợi trong năm vừa qua. So với DVP, biên lãi gộp của VSC thấp hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung kết quả kinh doanh của VSC cũng có xu hướng tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây.
VSC là một trong ít doanh nghiệp duy trì được mức EPS cao và ổn định qua nhiều năm. Từ năm 2008 đến nay, EPS của VSC luôn ở mức trên 10.000 đồng/cổ phiếu (năm 2012 xấp xỉ 10.000 đồng/cổ phiếu).
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm VSC lãi ròng trên 100 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ 2012.
7. VPK - công ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật
VPK là doanh nghiệp duy nhất đi lên từ KQKD thua lỗ hồi năm 2008. Nhắc đến doanh nghiệp này có lẽ phải dùng từ "trở mình", từ một doanh nghiệp ốm yếu sang một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định.
Bởi không có nhiều tích luỹ như NSC, SSC hay PAN, mức độ tăng vốn của VPK cũng khá eo hẹp. Từ năm 2008 đến nay, VĐL của công ty chỉ tăng thêm vỏn vẹn 4 tỷ đồng đợt chia thưởng cổ phiếu năm 2009.
8. EBS - công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại Hà Nội
Sau khi Nhà xuất bản giáo dục thoái dần vốn hồi năm 2010, EBS dường như hấp dẫn các nhà đầu tư khác hơn, khi có sự xuất hiện của Mutual Fund Elite (Non-Ucits) và Peter Eric Dennis trong danh sách 2 cổ đông lớn nhất.
Quý 1 năm 2013, hoạt động kinh doanh của SFI có dấu hiệu chững lại với LNST của cổ đông công ty mẹ vỏn vẹn 6 tỷ đồng, giảm 34,3% so với cùng kỳ 2012. Biên lãi gộp sau 2 năm tăng trưởng khá, quý 1/2013 chỉ đạt 29%.
So với các doanh nghiệp khác, SFI cũng có thị giá tương đối thấp, thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm cuối quý 1/2013. Giá trị vốn hóa của SFI trên thị trường tại ngày 6/8/2013 cũng chỉ vỏn vẹn 178 tỷ đồng.
10. NHS - công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa
Bất chấp khó khăn chung của ngành mía đường, NHS vẫn hoạt động kinh doanh khá tốt và ổn định trong những năm qua. Đặc biệt ở NHS là doanh thu tăng khá đều đặn nhưng lãi gộp của công ty lại giảm dần qua 3 năm gần đây. Đây là kết quả của thực trạng đường nhập lậu tràn lan hiện nay.
Năm 2012, NHS đã tăng vốn điều lệ từ 81 tỷ đồng lên 303,8 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2013, NHS báo lãi trên 54 tỷ đồng, vượt 44% so với kế hoạch lợi nhuận cả năm. Cũng phải biết rằng, kế hoạch lợi nhuận của NHS năm 2013 được đặt ra khá dè dặt, chỉ bằng 50% so với thực hiện năm 2012.