Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong cuộc cạnh tranh với siêu thị, TTTM

Sự bùng nổ của chuỗi siêu thị, TTTM và các trang điện tử thương mại khiến các cửa hàng, sạp chợ truyền thống gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh, tiểu thương nhỏ vẫn tồn tại với lượng khách hàng nhất định, trong đó phần lớn là khách quen.

Cạnh tranh nhỏ lẻ vẫn đủ sức hút

Một con đường nhỏ (quận 9, TP.HCM) dài chưa đến 1 km hiện có khoảng 3 cửa hàng tạp hóa, 5 quán cà phê, ăn uống, 2 tiệm chăm sóc tóc và làm đẹp, chưa kể đến một số cửa hàng kinh doanh mặt hàng chuyên dụng khác như tiệm điện gia dụng, gạo, giặt ủi, may sửa quần áo…

Bà Hương, một dân cư sống lâu năm trong hẻm, cho biết: “Mọi sinh hoạt của tôi giờ chỉ quanh quẩn trên con đường này, bước chân ra đi bộ vài bước muốn tìm mua món gì cũng có, giá cả thì rẻ hơn siêu thị, thỉnh thoảng cuối tuần mới đi siêu thị”.

Chị Phương Anh, sống tại một chung cư trên đường Đỗ Xuân Hợp, nơi có đến 2 cửa hàng tiện lợi lớn mở bên cạnh cho biết mình vẫn thích mua đồ tạp hóa ở chỗ quen: “Gia đình có con nhỏ, nên đôi lúc cần mua đồ linh tinh, chút mớ rau mớ gia vị, chỉ cần gọi điện là chị chủ mang lên tận nơi, tiện lắm, đồ lại tươi, mua quen nên cũng hiểu và chiều khách”.

Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, gần đây, tuy sức mua có giảm và đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi 24 giờ nhưng kênh bán lẻ truyền thống vẫn đem lại sức hút với người tiêu dùng. Giá rẻ, vị trí và dịch vụ thuận tiện, sự thân thuộc và giữ nguyên phong cách riêng, tập trung vào mặt hàng lợi thế là cách các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương tồn tại, giữ chân khách hàng.

Bí quyết cạnh tranh văn minh

Khi được hỏi về sức ép cạnh tranh, anh Trung, chủ cửa hàng giày dép nhựa có tiếng tại quận 3. TP.HCM cho biết, sự khác biệt, chuyên biệt và giữ uy tín là bí quyết để cạnh tranh cùng các thương hiệu lớn khác. Cụ thể, cửa hàng của anh không những liên tục nhập mẫu mới mà còn tìm những mẫu hàng lạ về chủ động quảng cáo với khách quen. Thỉnh thoảng, cửa hàng có chương trình khuyến mãi theo mùa vụ, xu hướng. Ngoài ra, cửa hàng thường xuyên nâng cấp, sửa chữa, bày trí sạch sẽ để thu hút khách.

VPBank anh 1
Khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ thông qua nhiều kênh truyền thông.

Nhưng để có thể làm tốt những ý tưởng đó, chủ cửa hàng, hộ kinh doanh phải giải quyết được bài toán xoay vốn một cách nhanh nhạy, kịp thời.

Mới đây, CommCredit, thương hiệu chuyên cung cấp giải pháp tài chính cho chủ hộ kinh doanh thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank, có một cuộc khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM. Kết quả cho thấy khoảng 80% hộ kinh doanh, tiểu thương chưa sử dụng sản phẩm vay của bất kỳ ngân hàng nào. Lý do đến từ tâm lý e ngại hồ sơ, thủ tục phức tạp, mất thời gian và tâm lý sợ “nợ ngân hàng”.

Tuy nhiên, ngân hàng không còn là dịch vụ xa cách với tiểu thương hay chủ hộ kinh doanh nữa khi có những ngân hàng lập hẳn thương hiệu riêng, phục vụ tận nơi với nhiều sản phẩm linh hoạt.

“Tại CommCredit, thủ tục rất đơn giản, chỉ cần bạn đang kinh doanh, có CMND và xác nhận cư trú, không phải thế chấp tài sản hay chứng minh thu nhập rườm rà. Lãi suất chỉ bằng 1/10 so với việc vay tín dụng đen, thời gian giải ngân nhanh tương đương. Ví dụ khi tiểu thương cần vay vốn 50 triệu đồng, trong 2 ngày là đã có”, đại diện VPBank chia sẻ.

Khách hàng có thể đăng ký tư vấn vay với CommCredit trên đa kênh, từ nhắn tin, hotline 24/7 đến Zalo… Việc tiếp cận nguồn vốn được mở rộng và trở nên nhanh chóng hơn. Nhanh nhạy tìm đến những thương hiệu tài chính uy tín với các gói sản phẩm đơn giản, dịch vụ thuận tiện góp phần quan trọng đưa hiệu quả kinh doanh của hộ kinh doanh và tiểu thương lên tầm cao mới.

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm