Đúng 72 năm trước, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, mở ra chương đau thương và đen tối trong lịch sử nhân loại. Những gì đã xảy ra mãi mãi đeo đẳng nước Nhật và thế giới.
Phi hành đoàn trên chiếc máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Ngày 6/8/1945, Đại tá Paul Tibbets (đứng giữa, hút tẩu) lái chiếc máy bay B-29 "Enola Gay", cất cánh từ North Field - căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương - đến Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ lịch sử. North Field cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ảnh: Reuters.
Quả bom nguyên tử Hiroshima, mang mật mã "Little Boy", nặng 4.400 kg. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman công bố tin về vụ ném bom từ tàu tuần dương USS Augusta ở giữa Đại Tây Dương, cho hay "Little Boy" có sức công phá gấp 2.000 lần so với quả bom lớn nhất được sử dụng trước đó. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.
8 giờ 15 phút sáng, quả bom phát nổ ở độ cao 609,6 m phía trên Hiroshima, giải phóng năng lượng tương đương khoảng 15.000 tấn TNT, san phẳng 13 km2 thành phố chỉ trong trong vài giây. Hơn 60% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy hoàn toàn.
Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Nhật Bản.
Hiroshima phút chốc trở thành thành phố chết. Mọi đồng hồ được tìm thấy đều dừng lại vào lúc 8 giờ 15 phút, thời điểm vụ nổ nguyên tử diễn ra. Ảnh chụp chiếc đồng hồ thuộc về Kengo Nikawa, 59 tuổi, lúc đó trên đường đi làm và ở cách vụ đánh bom tại trung tâm khoảng 1.600 m. Nikawa bị bỏng nặng và qua đời vào ngày 22/8/1945, 16 ngày sau vụ đánh bom. Ảnh: Flickr.
Hình chụp Hiroshima từ trên không trước và sau khi "Little Boy" được thả, cho thấy sức phá hủy khủng khiếp của quả bom nguyên tử. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Nhật Bản.
Vụ nổ ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, khoảng 2.000 người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác gánh chịu hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật Bản và không thể rời khỏi đất nước này khi chiến tranh nổ ra. Ảnh: Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima/Reuters.
Những con số không chính thức cho biết có đến 140.000 người thiệt mạng trong vụ nổ, bao gồm cả các quân nhân và người nhiễm phóng xạ, trong khi dân số Hiroshima thời đó là 350.000. Tổng thống Truman tuyên bố bom nguyên tử báo trước "khả năng kiềm chế sức mạnh căn bản của vũ trụ". Sự kiện cũng đánh dấu thất bại của người Đức trong cuộc chạy đua trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất vũ khí sử dụng năng lượng nguyên tử. Ảnh: AP.
Sau Hiroshima, Tổng thống Truman nói nếu Tokyo không đồng ý với những điều kiện đầu hàng, Nhật Bản sẽ lại phải chứng kiến những "cơn mưa bom". 3 ngày sau, sáng ngày 9/8/1945, "pháo đài bay" B-29 Bock's Car mang quả bom nguyên tử thứ hai có tên gọi "Fat Man", thực hiện cuộc ném bom Nagasaki. Ảnh: AFP.
"Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg plutonium, được thả xuống vào lúc 11 giờ 1 phút và phát nổ 47 giây sau ở độ cao 436 m so với mặt đất. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.
Nagasaki ban đầu không nằm trong danh sách mục tiêu ném bom và chỉ được thêm vào 2 tuần trước vụ tấn công nguyên tử. Ngày 9/8/1945 định mệnh, Mỹ dự định đánh bom thành phố Kokura, nhưng do thời tiết xấu che khuất tầm nhìn, Nagasaki đã trở thành mục tiêu thay thế. Ảnh: Reuters.
Nagasaki trong nháy mắt biến thành nghĩa địa khổng lồ không bia mộ. Ảnh: Bảo tàng Bom nguyên tử Nagasaki/Getty.
74.000 người bị lấy đi sinh mang. Trong số đó, rất nhiều người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima đến Nagasaki lánh nạn, và lại trở thành nạn nhân của quả bom nguyên tử thứ 2. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.
Giống như vụ đánh bom 3 ngày trước ở Hiroshima, nhà cửa và xe cộ tan chảy, người và gia súc bị thiêu sống. Những người sống sót bị suy giảm sức khỏe trầm trọng với ký ức kinh hoàng ám ảnh suốt phần đời còn lại. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.
Hai vụ thả bom nguyên tử cùng việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 8/8/1945 khiến Nhật không có lựa chọn nào khác là đầu hàng Đồng Minh vào ngày 14/8/1945.
Washington biện minh việc sử dụng bom nguyên tử là cần thiết để kết thúc Thế chiến II, cứu hàng nghìn mạng sống khắp thế giới. Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng Nhật Bản trước đó đã sẵn sàng đầu hàng, và rằng Mỹ chỉ thả bom nguyên tử để phô trương sức mạnh quân sự. Ảnh: Getty.
Sau hơn 70 năm, vũ khí hạt nhân ngày càng phát triển với sức công phá kinh hoàng. Bom nguyên tử lớn nhất thế giới từng được thử nghiệm có thể giết hơn 6 triệu người trong tích tắc.
Trước vụ ném bom ngày 6/8/1945, thành phố nhộn nhịp nhưng không kém phần thanh bình Hiroshima là nơi cư ngụ của khoảng 400.000 người và là đô thị trung tâm miền Nam Nhật Bản.
Nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa ký các thỏa thuận bắt buộc để bắt đầu quá trình chuyển giao Nhà Trắng, gây khó khăn cho việc kiểm tra lý lịch ứng viên nội các.