Bảo tàng rộng hơn 22.000 m2 khánh thành từ năm 2014 tái hiện sinh động cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, điển hình là Chiến dịch Điện Biên Phủ.
|
Bảo tàng Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được khởi công năm 2011, khánh thành năm 2014, kinh phí đầu tư 211 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 22.300 m², trong đó, diện tích xây dựng 7.140 m². |
|
Bảo tàng không thể thiếu hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị tổng tư lệnh. |
|
Bảng ghi danh các anh hùng lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đặt ở vị trí trang trọng với tổng số 26 chiến sĩ góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954. |
|
Khu trưng bày cố định trong bảo tàng được chia thành các phân khu, giới thiệu theo một số chủ đề chính, sơ lược về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1953; chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam nhiều năm qua về chiến thắng Điện Biên Phủ chính là các chiến sĩ phất cờ mừng trên nóc hầm Đờ Cát. |
|
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 60 năm, việc quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”, tiến hành lui quân và kéo pháo ra được đánh giá là có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, để đưa ra quyết định lui quân và kéo pháo ra là rất khó khăn. |
|
Một trong những kỷ vật đặc biệt tại bảo tàng là chiếc xe đạp thồ lương thực. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500 km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 đến 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao. Mỗi đoàn xe thồ có một xe chuyên chở phụ tùng thay thế, sửa chữa dọc đường. |
|
Tấm ghi sắt quân đội Pháp sử dụng làm sở chỉ huy tháng 11/1953. |
|
Một kỷ vật khác cũng gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đó là những khẩu sơn pháo 75 mm. Mỗi khẩu sơn pháo 75 mm, nặng 500 kg. Để đưa vào trận địa, sơn pháo được tháo rời làm 9 bộ phận lớn, mỗi bộ phận phải có 4 người khiêng, 1 quả đạn nặng 25kg… |
|
Chiếc mũ nan được ông Lò Văn Péng dùng trong hoạt động du kích và hoạt động trong chiến dịch Điên Biên Phủ từ tháng 3-5/1954. |
|
Áo lính dù bộ đội ta thu được của địch tháng 5/1954. |
|
Dù của địch mà Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 thu được tại Hồng Cúm ngày 1/5/1954. |
|
Cáng cứu thương của quân y Việt Nam sử dụng để vận chuyển thương binh. |
|
Dây kéo pháo của Trung đoạn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 kéo pháo vượt dốc vào vị trí tập kết tháng 1/1954. |
|
Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh khi kéo pháo. Trong chiến dịch này, anh hùng Tô Vĩnh Diện nổi tiếng với chiến công hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo cao xạ 37mm không bị lăn xuống vực. |
|
Súng DKZ 75 mm của chiến sĩ Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 sử dụng chiến đấu trong trận đánh tại cứ điểm đồi D. |
|
Súng trung liên của Pháp mà bộ đội ta thu được năm 1954. là loại súng máy được cho từng người hoặc tổ bộ binh để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, mục tiêu lẻ trong vòng 500 m và chi viện cho bộ binh chiến đấu. Súng chỉ bắn được ở chế độ liên thanh theo nguyên tắc trích khí. Súng này vốn được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh sau Thế chiến Thứ hai. |
|
Đạn cối 60, 81, 120 phổ biến và được sử dụng rộng rãi thời chiến. Các cuộc hành quân của bộ binh đặc biệt là ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh sẽ chủ yếu dựa vào hỏa lực yểm trợ từ không quân và các khẩu pháo cối. |
|
Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, sau khi mất 3 cứ điểm án ngữ phía Bắc là Him Lam, Ðộc Lập và Bản Kéo, quân địch vô cùng hoang mang lo sợ. Nhưng khi đó, chúng vẫn còn trên 10.000 quân và đóng trên 30 vị trí đều nằm tập trung giữa cánh đồng Mường Thanh. Trên địa hình bằng phẳng, địch có thể phát huy ưu thế về pháo binh, máy bay trong các trận đánh sắp tới. Vì vậy, cấp trên có chủ trương đào giao thông hào, xây dựng trận địa để bao vây và tiến vào gần các cứ điểm của địch, chia cắt các cứ điểm, uy hiếp sân bay tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo chắc thắng cho đợt tấn công tiếp theo. |
|
Ngoài hiện vật, mô hình, bên trong bảo tàng còn lưu giữ nhiều hình ảnh quý báu và chân thực. Hình ảnh các chiến sĩ Đại đoàn 312 tiến đánh sân bay Mường Thanh, tháng 4/1954. Những ngày cuối tháng 4/1954, tương đối yên tĩnh. Mỗi ngày địch huy động hơn một trăm máy bay đổ lương thực đạn dược xuống Mường Thanh. Nhưng Đờ Cát chỉ nhận được khoảng một nửa. Máy bay địch phải bay cao tránh cao xạ tầm trung của ta, khu vực thả dù lại quá hẹp nên một phần ba đồ tiếp tế xuống trận địa ta, một số không ít rơi xuống bãi mìn và những khu vực bị hỏa lực ta kiểm soát chặt nên địch không thể thu lượm. |
chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 tại bảo tàng
Võ Nguyên Giáp
Điện Biên Phủ
chiến dịch
chiến thắng
chấn động
bộ đội
quân địch
lính Pháp
bảo tàng
hiện vật
thực dân Pháp