Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh đầu tiên của 9 hành tinh trong hệ mặt trời

Bức ảnh đầu tiên về trái đất được chụp từ máy ảnh trên tên lửa V2 tháng 10/1946, trong khi tàu vũ trụ Mariner 10 chụp 2.800 ảnh về bề mặt sao Kim năm 1974.

Ngày 14/7, New Horizons - phi thuyền nhanh nhất hiện nay - chụp bức ảnh đầu tiên về sao Diêm Vương từ khoảng cách 766.048 km.  Ảnh: NASA
Ngày 14/7/2015, New Horizons - phi thuyền nhanh nhất hiện nay - chụp bức ảnh đầu tiên về sao Diêm Vương từ khoảng cách 766.048 km. Ảnh: NASA
Hình ảnh đầu tiên về trái đất được chụp từ máy ảnh trên tên lửa V2 vào ngày 24/10/1946. Đây là hình ảnh lần đầu tiên cung cấp cái nhìn bao quát về trái đất từ vị trí của một hành tinh khác.
Hình ảnh đầu tiên về trái đất được chụp từ máy ảnh trên tên lửa V2 ngày 24/10/1946. Đây là bức hình đầu tiên cung cấp cái nhìn bao quát về trái đất từ vị trí của một hành tinh khác. Ảnh: Wikimedia commons
Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 ghi hình và truyền tải cận cảnh hơn 1,3 triệu km2 trên bề mặt sao Hỏa.
Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 ghi hình và truyền tải cận cảnh hơn 1,3 triệu km2 trên bề mặt sao Hỏa. Hành tinh Đỏ có đất đá với khí quyển mỏng. Nó sở hữu những đặc điểm trên bề mặt giống với các hố va chạm trên mặt trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc cũng như chỏm băng ở cực trên trái đất. Ảnh: NASA
Ngày 3/11/1973, tàu thăm dò Mariner 10 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyền và gió mặt trời ở sao Kim. Vài tháng sau, ngày 5/2/1974, Mariner 10 truyền hình ảnh về “người hàng xóm” của trái đất sau khi di chuyển khoảng 5.767 km quanh nó.
Ngày 3/11/1973, tàu thăm dò Mariner 10 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyển và gió mặt trời ở sao Kim. Vài tháng sau, ngày 5/2/1974, Mariner 10 truyền hình ảnh về “người hàng xóm” của trái đất sau khi di chuyển khoảng 5.767 km quanh nó.
Sau nhiệm vụ chụp bề mặt sao Kim, tháng 3/1974, tàu vũ trụ Mariner 10 di chuyển tới quỹ đạo của sao Thủy và ghi lại hơn 2.800 hình ảnh về hành tinh này.
Sau nhiệm vụ chụp bề mặt sao Kim, tháng 3/1974, tàu vũ trụ Mariner 10 di chuyển tới quỹ đạo của sao Thủy và ghi lại hơn 2.800 hình ảnh về hành tinh này.

Tháng 1/1979, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA bắt đầu chụp những hình ảnh đầu tiên về sao Mộc. Chất lượng ảnh về hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời đã được cải thiện rất nhiều so với trước, cho phép chúng ta có thể thấy tâm bão “Vết đỏ lớn” (Great Red Shot) và các vụ phun trào núi lửa trên bề mặt sao Mộc. Ảnh: NASA

Tháng 10/1980, phi thuyền Voyager 1 chụp ảnh sao Thổ và Titan – mặt trăng hình chiếc nhẫn khổng lồ của nó. Ảnh: NASA
Tháng 10/1980, phi thuyền Voyager 1 chụp ảnh sao Thổ và Titan – vệ tinh hình chiếc nhẫn khổng lồ của nó. Ảnh: NASA
Tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA lần đầu chụp ảnh sao Thiên Vương vào tháng 1/1986. Bức ảnh cho thấy đây là hành tinh có một màu xanh đồng nhất. Ảnh: NASA
Tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA lần đầu chụp ảnh sao Thiên Vương tháng 1/1986. Bức ảnh cho thấy đây là hành tinh có một màu xanh đồng nhất. Ảnh: NASA

Tàu Voyager 2 mất 3 năm rưỡi để di chuyển từ sao Thiên Vương tới sao Hải Vương. Nó ghi những hình đầu tiên của hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời tháng 8/1989.  Ảnh: NASA

15 sự thật thú vị về cuộc sống ngoài trái đất

Nếu con người không mặc đồ bảo hộ trong vũ trụ, nước trong miệng, mắt và các mô mềm sẽ bay hơi tức thời, còn da bỏng nặng do tiếp xúc với bức xạ từ mặt trời hoặc ngôi sao khác.

Nhà thiên văn gốc Việt tin sự sống tồn tại ngoài địa cầu

Nữ tiến sĩ Lưu Lệ Hằng, một trong những nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất thế giới, tin rằng khả năng sự sống tồn tại ở đâu đó bên ngoài trái đất khá cao.

Có thể phiên bản song sinh của địa cầu sắp diệt vong

Do Kepler-452b, hành tinh có các đặc điểm giống trái đất nhất từ trước tới nay, đã tồn tại 6 tỷ năm, rất có thể ngày tàn của nó đang đến gần.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm