Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Hình ảnh đau thương trong bài thơ 'Bên kia sông Đuống'

Với mạch cảm xúc dồi dào, tác giả đã hoàn thành bài thơ nổi tiếng này chỉ trong một đêm. "Bên kia sông Đuống" đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông ở nước ta.

Ben kia song Duong anh 1

Câu 1: Ai thức trắng đêm để viết bài thơ "Bên kia sông Đuống"?

  • Tô Hoài
  • Huy Cận
  • Xuân Diệu
  • Hoàng Cầm

Bên kia sông Đuống là một trong những bài thơ nổi tiếng của tác giả Hoàng Cầm (1922-2010). Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, khi biết tin sông Đuống quê mình bị giặc tàn phá, Hoàng Cầm thao thức không ngủ được. Ông viết một mạch từ đêm tới sáng để hoàn thành bài thơ. Nhà thơ Hoàng Cầm / Ảnh Wikipedia.

Ben kia song Duong anh 2

Câu 2: Dòng sông được nhắc tới trong bài thơ nay thuộc tỉnh nào?

  • Bắc Ninh
  • Thanh Hóa
  • Nghệ An
  • Quảng Nam

Sông Đuống, có tên chữ là sông Thiên Đức, Thiên Đức Giang, dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Sông Đuống là chi lưu của sông Hồng, phụ lưu của sông Thái Bình, chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, quê gốc của nhà thơ Hoàng Cầm.

Ben kia song Duong anh 3

Câu 3: Làng nghề truyền thống nào được nhắc tới trong bài thơ?

  • Làng hoa
  • Làng tranh
  • Làng sáo
  • Làng gốm

Trong bài thơ của mình, tác giả đã nhắc về làng tranh Đông Hồ bị giặc tàn phá trong chiến tranh, với câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong / Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Đông Hồ là làng tranh, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh Đông Hồ thường được vẽ trên giấy điệp, loại giấy được làm từ vỏ cây điệp. Ảnh: Báo Tin Tức.

Ben kia song Duong anh 4

Câu 4: Hình ảnh nào được tác giả Hoàng Cầm nhắc tới?

  • Đám cưới chuột
  • Đám cưới trâu
  • Đám cưới nghèo
  • Đám cưới thôn nữ quê hương

Trong bài thơ, Hoàng Cầm nhắc tới hình ảnh của “Đám cưới chuột”. Đây là bức tranh nổi tiếng của làng tranh dân gian Đông Hồ. Ngoài ra, hình ảnh “Đàn lợn âm dương” được nhắc tới với những câu thơ: “Mẹ con đàn lợn âm dương, chia lìa trăm ngả / Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, bây giờ tan tác về đâu”. Ảnh: Báo Bắc Ninh.

Ben kia song Duong anh 5

Câu 5: Bài thơ nhắc tới ngôi chùa nào ở Bắc Ninh?

  • Chùa Dâu
  • Bút Tháp
  • Trấn Quốc
  • Thiên Mụ

Ngôi chùa Bút Tháp ở phía Nam huyện Thuận Thành cùng một số địa danh nổi tiếng khác được Hoàng Cầm nhắc tới: “Trên núi Thiên Thai / Trong chùa Bút Tháp / Giữa huyện Lương Tài…/ Bây giờ đi đâu, về đâu”. Ảnh: Phật giáo Việt Nam.

Ben kia song Duong anh 6

Câu 6. Cô gái trong "Bên kia sông Đuống" mặc trang phục gì?

  • Váy
  • Yếm
  • Áo thêu
  • Áo bà ba

Bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm được tác giả kết thúc bằng khổ thơ viết về người thiếu nữ quê ông với hình ảnh của yếm đào, khăn the như: Bao giờ về bên kia sông Đuống / Anh lại tìm em / Em mặc yếm thắm / Em thắt lụa hồng / Em đi trẩy hội non sông / Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. Ảnh minh họa: Báo Tiền Phong.

Ben kia song Duong anh 7

Câu 7. Nhà thơ Hoàng Cầm sử dụng hình ảnh nào để nói về nỗi đau quê hương bị giặc dày xéo?

  • Rụng tim
  • Đứt tay
  • Cụt tay
  • Rụng bàn tay

Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, bài thơ “Bên kia sông Đuống” được tác giả viết năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Biết tin quê hương bị thực dân Pháp càn quét, nhà thơ đau đớn không ngủ được, cảm xúc viết nên bài thơ. Nhà thơ Hoàng Cầm sử dụng hình ảnh “Rụng bàn tay” để nói về nỗi đau: “Đứng bên này sông sao nhớ tiếc / Sao xót xa như rụng bàn tay”. Ảnh: VOV.

Từ 'mẹ' trong tiếng Việt bắt nguồn từ đâu?

“Bọ”, “tía”, "u", "bầm"... là cách xưng hô giữa con cái với bố mẹ tại một số địa phương ở Việt Nam.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm