Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Hiện tượng mạng nổi tiếng rồi biến mất do được thổi phồng

Trai xinh gái đẹp trở thành yếu tố thu hút khán giả của truyền thông. Các hiện tượng "nổi tiếng sau một đêm" phần nhiều xuất phát từ chỗ MXH đua nhau chia sẻ thông tin về họ.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 1

Đầu tháng 9, chàng trai họ Zhang đến từ thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) bỗng thấy tên tuổi mình được nhiều người biết tới theo cách bất đắc dĩ.

Ngày 8/9, cửa phòng tắm bằng kính của Zhang bất ngờ bị vỡ ngay lúc anh đang đứng gần. Hậu quả, Zhang mất hơn 8.000 NDT (1.200 USD) để điều trị hai cánh tay bị thương.

Với hy vọng có thể bắt đơn vị quản lý căn hộ cho thuê chịu trách nhiệm đền bù, Zhang liên hệ chương trình tin tức địa phương 1818 Huangjinjang của đài truyền hình thành phố. Khi bản tin lên sóng, Zhang kể lại sự việc với đôi tay bị băng bó, than phiền mình bị từ chối bồi thường.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 2

Muốn khiếu nại quản lý căn hộ, cuối cùng chàng trai họ Zhang lại bất ngờ nổi tiếng.

Tuy nhiên, thứ khán giả quan tâm và chú ý tới lại là vẻ ngoài sáng sủa của chàng trai. Hình ảnh Zhang nhanh chóng được chia sẻ trên các diễn đàn mạng Trung Quốc. Video và hashtag liên quan đến Zhang thu hút hơn 1,6 tỷ lượt xem trên Weibo trong 2 tuần.

Không hiếm trường hợp người bình thường bỗng dưng nổi tiếng nhờ có ngoại hình nổi bật, thu hút số đông. Các nhân vật này thường xuất hiện liên tục trên mạng xã hội trong khoảng thời gian ngắn, trước khi khán giả quên họ.

Mặt khác, việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi các nền tảng truyền thông liệu có đang cố tình nâng tầm các trai xinh gái đẹp quá mức để lôi kéo khán giả chú ý đến tin tức của họ.

Tin tức vô giá trị

“Anh chàng quả thật rất đẹp trai”, “Tất cả là lỗi tại công ty quản lý căn hộ. Tôi biết điều đó kể từ khi nhìn thấy gương mặt của Zhang” là hai trong số các bình luận được người dùng hưởng ứng nhiệt tình bên dưới video.

Thông thường, các bản tin địa phương hiếm khi được những người ở nơi khác chú ý. Nhưng đoạn phỏng vấn Zhang không mất nhiều thời gian để “viral” trên mạng xã hội và nhà đài thu về một clip có mức tương tác cao đáng kinh ngạc.

Đây không phải là lần đầu tiên 1818 Huangjinyan khiến nhân vật trong bản tin của họ bất ngờ thành cái tên hot. Khán giả thậm chí còn tổng hợp, ghép ảnh tất cả gương mặt từng được cộng đồng mạng săn lùng sau khi xuất hiện trong bản tin và gọi họ là nhóm thần tượng 1818.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 3

Những trai xinh gái đẹp từng được cộng đồng mạng chú ý nhờ xuất hiện trên 1818 Huangjinyan.

Kể từ lần đầu tiên phát sóng vào năm 2004, 1818 Huangjinyan là một trong những chương trình tin tức phổ biến nhất tại địa phương. Những năm gần đây, chương trình càng được giới trẻ yêu thích nhờ cách đưa tin tạo nhiều kịch tính, nhiều người có vẻ ngoài xinh đẹp tham gia phỏng vấn.

Ma Shicong, nhà phân tích tiếp thị từ công ty tư vấn Analysys, đánh giá sự thành công đến từ việc chuyển đổi một chương trình đưa tin thông thường sang một hình thức khác phù hợp với nhu cầu giải trí trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đang lo ngại về việc 1818 Huangjinyan chú trọng tìm kiếm, thổi phồng những nhân vật giống Zhang mà quên mất giá trị của chương trình nằm ở tin tức muốn truyền tải, không phải do trai xinh gái đẹp.

Dong Chenyu, giảng viên ở Đại học Nhân Dân, đánh giá số phát sóng có Zhang của 1818 Huangjinyan không đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của báo chí chuyên nghiệp.

“Mục đích của chương trình truyền hình là truyền tải và giải thích thông tin. Tuy nhiên, những gì 1818 Huangjinyan làm giống như cố tình tạo ra và định hình tin tức, điều được coi là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo”, Dong nói.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 4

Omar Borkan Al Gala là cái tên hưởng lợi từ việc truyền thông thổi phồng nhan sắc, song danh tiếng của anh không kéo dài lâu.

Truyền thông ca tụng, trai đẹp hưởng lợi

Một trong những ví dụ điển hình cho việc truyền thông thổi phồng quá mức “hiện tượng mạng” phải kể đến trường hợp của Omar Borkan Al Gala (31tuổi).

Kể từ tháng 4/2013, cái tên Omar gắn liền với danh xưng “trai đẹp bị trục xuất”. Truyền thông nhiều nước đồng loạt đưa tin về chàng trai này, khen ngợi Omar với mỹ từ đi kèm như “quá điển trai”, “vẻ ngoài nam tính nóng bỏng”.

Thực tế, báo giới đã đưa tin không chính xác khi chưa kiểm chứng rõ ràng. Còn Omar chỉ việc ung dung hưởng thụ thành quả mà hiệu ứng truyền thông trên diện rộng mang lại cho mình.

Omar không hề bị trục xuất vì quá đẹp trai. Anh và 2 người bạn bị đuổi khỏi một lễ hội văn hóa tại Saudi Arabia vì "đã lạc vào nơi cấm sai thời điểm” nên bị mời ra ngoài.

Sự thật chỉ được Omar hé lộ sau khi làn sóng hâm mộ dần lắng xuống, khi anh đã tranh thủ “hào quang từ trên trời rơi xuống” làm bệ phóng cho sự nghiệp làm mẫu, đóng phim.

Câu chuyện bắt đầu một cách vô cớ, nhưng kịch bản tiếp theo lại diễn tiến khá khéo léo. Trong suốt 3 tháng, Omar không hề lên tiếng bất kỳ lời nào về việc mình bị trục xuất vì quá đẹp trai.

Khi được hỏi tại sao không đính chính sớm hơn, "trai đẹp bị trục xuất" giải thích cho biết thời điểm đó có rất nhiều trang mạng giả mạo nên anh không tiện lên tiếng.

Nói cách khác, từ một tin đồn vô căn cứ, Omar bỗng "một bước lên tiên" khi tên tuổi phủ khắp mặt báo, các hợp đồng người mẫu, đóng phim, quảng cáo đổ về tới tấp và được hàng triệu người biết tới.

Mặt khác, vẻ ngoài “điển trai khiến nhiều cô gái phát cuồng” cũng chỉ là sản phẩm của photoshop cùng với sự ca tụng quá mức từ báo chí. Bức ảnh chụp Omar thực chất đã qua chỉnh sửa kỹ càng.

Trong lần tới Việt Nam vào tháng 9/2013, Omar khiến ít nhiều người hâm mộ thất vọng vì vẻ đẹp trai không lung linh như tưởng tượng. Nhan sắc đời thực của “trai đẹp” bị đánh giá là không có gì nổi trội, với các đường nét có thể bắt gặp ở rất nhiều nam giới tại các nước Hồi giáo.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 7

"Soái ca ăn mày" Trình Quốc Vinh từng nổi tiếng khắp mạng xã hội vào năm 2010.

Danh tiếng chóng đến, chóng đi

Nắm bắt tâm lý "thích cái đẹp" của khán giả, báo giới cũng tìm cách chiều lòng số đông khi cố gắng tìm kiếm những gương mặt xinh xắn, đẹp trai để lên sóng. Mô típ thông thường là sau khi ai đó “vụt sáng” thành hiện tượng, người hâm mộ tìm ra mọi thông tin có thể, từ tài khoản mạng xã hội, công việc cho đến tình trạng hôn nhân.

Song, điểm chung của các hiện tượng mạng nổi lên nhờ nhan sắc là họ bị lãng quên nhanh như cách họ nhận được chú ý.

Nhiều trường hợp đổi đời và cũng không hiếm người trở về với cuộc sống bình thường, thậm chí gặp phiền toái vì trở thành đề tài khai thác của truyền thông.

Năm 2010, người đàn ông tên Trình Quốc Vinh bị chụp lén lại khoảnh khắc mặc đồ rách rưới trên phố. Với vẻ ngoài nam tính, anh được gắn biệt danh là “gã ăn mày đẹp trai nhất”.

Người đàn ông sinh năm 1976 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Vợ và cha qua đời trước đó, Quốc Vinh vì suy sụp mà tinh thần trở nên bất ổn, đi lang thang ngoài đường.

hien tuong mang noi tieng sau 1 dem anh 8

Fan Xiaoquin bị các nhãn hàng, doanh nghiệp kéo đến tận nhà để cố nhờ cậu chụp cùng sản phẩm của họ.

Khoảng thời gian sau đó, "soái ca ăn mày" nhận lời tham gia hoạt động quảng cáo, biểu diễn thương mại để kiếm tiền nuôi bản thân và 2 con. Tuy nhiên, công việc không được lâu dài vì tinh thần anh bất ổn, thường la hét, kêu khóc trong hậu trường.

Bệnh tâm thần của Quốc Vinh ngày một tồi tệ hơn. Anh nhiều lần bỏ nhà đi. Từ năm 2016, gia đình không còn biết tin gì của anh.

Mãi đến năm 2019, một người dùng chia sẻ trên mạng hình ảnh người đàn ông ăn xin có vóc dáng, cách ăn mặc rất giống với Quốc Vinh. Không ít người cho rằng nhiều khả năng sau khoảng thời gian bất ngờ nổi tiếng và nhanh chóng bị lãng quên, "soái ca ăn mày" đã trở lại cuộc sống lang bạt trên đường phố một lần nữa.

Năm 2016, cậu bé 10 tuổi Fan Xiaoquin khiến cộng đồng mạng thích thú với vẻ ngoài giống hệt tỷ phú Jack Ma. Từ đó, nhiều người tìm đến gia đình "Jack Ma nhí" vì mục đích thương mại. Họ thậm chí ép cậu bé chụp ảnh để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mình.

Cũng vì đông phóng viên, doanh nhân, tổ chức phi lợi nhuận thường xuyên đến thăm và tặng quà, Fan Jiafa, bố của cậu bé bị chỉ trích là lợi dụng con trai để kiếm tiền.

Còn với Omar, 7 năm sau ngày "vụt sáng", anh giờ đây có cuộc sống lặng lẽ như thời chưa được công chúng biết tới. Không mấy khán giả nhớ tới “trai đẹp bị trục xuất”, báo giới cũng không còn quan tâm anh giờ đẹp trai ra sao, đang tham dự dự án đóng phim, làm mẫu cho nhãn hàng nào.

Vợ chồng TikToker bị tẩy chay vì giả vờ chết để câu like

"Anh ấy không còn ở bên chúng tôi nữa", người vợ nói trong nước mắt. Thực tế, chồng cô chỉ giả vờ chết để thu hút sự chú ý của dân mạng.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm