HH hoàn vũ cũng bị phân biệt đối xử
(Blog MU) Tôi tình cờ đọc được bài báo nói về những cô gái không được phỏng vấn. Họ cũng xuất hiện ở đó, cũng như những thí sinh khác, nhưng họ bị... phân biệt đối xử.
Nụ cười rạng rỡ của những người được phỏng vấn hẳn sẽ đối lập với nét buồn của những thí sinh không được ra gặp báo chí |
Thật xót xa - Việt Nam...
Chả hiểu vì sao mà lúc này tôi lại thấy rất rõ sự xót xa, cho Việt Nam và cho cả những cô gái đang ở Việt Nam.
Buổi sáng 9/7, 20 cô gái được gặp báo chí, không phải cả 80 thí sinh. Và người ta chỉ tập trung phỏng vấn những cô gái gây được chú ý nhất cuộc thi.
Hoa hậu Ecuador hào hứng trả lời báo chí |
Việt Nam đang làm gì vậy?
Đi khắp các báo, tôi thấy la liệt hình ảnh Panama, Puerto Rico, Colombia, Venezuela... và những bài phỏng vấn họ.
Vì sao tôi xót xa?
Bởi tôi thấy buồn vì sự ăn xổi, tôi tình cờ đọc được bài báo nói về những cô gái KHÔNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN. Họ cũng xuất hiện ở đó, cũng như những thí sinh khác, nhưng họ bị ....... phân biệt đối xử, họ phải tự nói chuyện với nhau để đỡ cảm thấy tủi thân.
Hoa hậu Venezuela, ứng cử viên nặng ký cho vương miện HHHV thế giới năm nay |
Tôi không nhìn nhận việc phỏng vấn những ứng cử viên nặng kí là sai nhưng nhà báo Việt Nam ở một vị thế khác, vị thế của những người chủ nhà cuộc thi. Báo chí nước ngoài họ đến Việt Nam vì thí sinh của họ và nếu có phỏng vấn cũng là phục vụ cho khán giả nước họ. Nhiệm vụ của tất cả những người Việt Nam là quảng bá hình ảnh đất nước, chính những thí sinh ấy đến Việt Nam và mang về nước họ những ấn tượng từ Việt Nam, và cũng thu hút khán giả nước họ tới Việt Nam. Hãy dành chút thời gian, dành cho những thí sinh ấy sự quan tâm, đừng để họ lặng lẽ đến và cũng lặng lẽ đi khi những nhà báo - cầu nối duy nhất của họ với đất nước họ lại trở nên xa vời.
Hoa hậu Panama và Newzealand cũng khá bận rộn với các câu hỏi từ ký giả |
Tôi không nhìn thấy một bài phỏng vấn, thậm chí là hình ảnh của những thí sinh khác, những người luôn ở góc khuất của các nhà báo
Hàng ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi thấy khán giả nước ngoài vào blog để đọc thông tin và lấy hình ảnh. Tôi cũng như họ, cũng như các nhà báo , mỗi năm thí sinh Việt Nam đi thi đều vàng mắt lên mạng tìm hình thí sinh. Có thể không phải là trực diện, nhưng thấy thí sinh mình trong một tấm hình nào đó cũng là rất vui rồi. Lượng khán giả lớn nhất của blog này đến từ Châu Mỹ và Châu Âu. Tôi rất bất ngờ khi khán giả Pháp, Phần Lan, Đức , Ai Len, Croatia,... hôm nào cũng phủ kín màu đỏ trên geovite và tôi biết họ rất quan tâm đến cuộc thi.
Thuỳ Lâm được phóng viên Việt Nam săn đón nhiều nhất |
Có bao nhiêu người dành chút thời gian đi hết và nghe hết các đoạn phỏng vấn trực tiếp thí sinh trên website, ít nhất sẽ có những nhận định đúng hơn về thí sinh hơn là thấy web nọ, web kia bầu chọn Top này, Top khác. Taliana có thực sự như những gì các anh chị mô tả không? Puerto Rico trả lời phỏng vấn trên website và nhà báo khác nhau như thế nào? ........
PR là hình thức để cho người khác nói về mình những điều tốt đẹp. Và cuộc thi này là cơ hội để Việt Nam tận dụng cơ hội để các thí sinh PR cho Việt Nam, bên cạnh những nỗ lực marketing trực tiếp. Một bài phỏng vấn, một hình ảnh không không chỉ những người dân Việt Nam tự hào về nhưng cô gái nói về Việt Nam, mà nó còn làm cho hình ảnh Việt Nam sinh động hơn, đáng yêu hơn với khán giả nước ngoài khi họ thấy cô gái của nước họ nói về Việt Nam.
Tôi lại nghĩ đến những gì Hoa hậu Malaysia đã viết về Hạ Long, vậy mà cô ấy lại nằm trong nhóm những thí sinh không nhận được sự quan tâm của báo chí.
Hình ảnh một số Hoa hậu khác trong buổi phỏng vấn với báo chí sáng 9/7:
Hoa hậu Puerto Rico chụp ảnh lưu niệm với phóng viên |
Hoa hậu Ấn Độ | Hoa hậu Kosovo |
Hoa hậu Cộng hoà Dominican | Hoa hậu Colombia |
Hoa hậu Puerto Rico | Hoa hậu Đức |
Hoa hậu Peru | Hoa hậu Thái Lan |
Hoa hậu Mỹ | Hoa hậu Panama |
Hoa hậu Albania | Hoa hậu Hàn Quốc |
Hoa hậu Venezuela | Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thuỳ Lâm |
Theo blog MU