Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hệ thống tên lửa tỷ USD của Mỹ bắn hạ mục tiêu

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Mỹ trị giá lên tới 925 triệu USD, đang được hải quân thử nghiệm. Nó có khả năng “diệt gọn” các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm trung hoặc tầm ngắn.

Hệ thống tên lửa tỷ USD của Mỹ bắn hạ mục tiêu

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Mỹ trị giá lên tới 925 triệu USD, đang được hải quân thử nghiệm. Nó có khả năng “diệt gọn” các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm trung hoặc tầm ngắn.

>>Mỹ bắn chặn thành công tên lửa
>>Mỹ tung video về loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới

Được phát triển với mục tiêu bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên và Iran, SM-3 ra đời với khả năng triển khai từ chiến hạm. Ngoài khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo thông thường, SM-3 đang được cải tiến để tiêu diệt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn hóa học.

Do Hải quân Mỹ đặt hàng, các tên lửa SM-3 được thiết kế để triển khai từ chiến hạm, nâng cao tính cơ động cũng như phạm vi hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa này. Nó cũng giúp Mỹ tránh được những phiền phức khi triển khai hệ thống phòng thủ SM-3 tới các nước đồng minh.

 

 

Tên lửa SM-3 được phóng trong lần thử nghiệm trên một chiến hạm Mỹ ngoài khơi quần đảo Hawaii.
 
Sau khi được phóng, SM-3 kết nối với trung tâm điều khiển đặt trên tàu chiến và nhận tín hiệu hướng dẫn từ Hệ thống chiến đấu AEGIS trang bị trên các chiến hạm Mỹ.
 
Không lâu sau khi phóng, khoang chứa nhiên liệu phía dưới của tên lửa sẽ được tách ra.
 
Tầng tiếp theo của tên lửa sẽ khai hỏa để đưa tên lửa hướng tới mục tiêu.
 
Hình ảnh hồng ngoại của SM-3 lao tới mục tiêu.
 
Phía dưới chiến hạm, trung tâm chỉ huy sẽ theo dõi đồng thời quỹ đạo bay của SM-3 và mục tiêu bắn hạ.
 

 

Khi phần tiếp theo hết nhiên liệu, nó sẽ bị tách khỏi SM-3 trong khi khoang tiếp theo được khởi động.
 
Tên lửa phụ nằm ở quanh thân tên lửa chịu trách nhiệm chỉnh hướng bay của SM-3.
 

 

Trong quá trình chỉnh hướng, phần bọc phía trước của tên lửa cũng được tách rời.
 

 

Sau khi "khóa" mục tiêu, động cơ được tái khởi động đưa SM-3 lao thẳng về phía trước.
 
Các tín hiệu hướng dẫn từ hệ thống AEGIS dưới mặt đất "dẫn đường" tên lửa đánh chặn thành công mục tiêu.
 

 

Tầng cuối cùng của tên lửa chịu trách nhiệm đưa nó bay thẳng về phía mục tiêu dưới sự hướng dẫn của các hệ thống theo dõi trên các chiến hạm.
 

 

Tên lửa tiếp tục chỉnh hướng trước khi tách rời với bộ phận đẩy cuối cùng.
 
Khoảnh khắc 2 phần tách rời được quan sát bởi camera hồng ngoại.
 
Phần đầu đạn của SM-3 được gắn máy quay đen trắng giúp trung tâm điều khiển xác định được mục tiêu.
 
Đầu đạn của SM-3 không được trang bị thuốc nổ nhưng nó phá hủy mục tiêu bằng cách va vào với vận tốc cực lớn.
 
Khoảnh khắc tên lửa và mục tiêu sắp va chạm.
 
Vụ nổ lớn xảy ra sau khi mục tiêu bị bắn trúng.
 
Lực tác động được tạo ra đạt 125 megajoule, tương đương chiếc xe tải nặng 10 tấn lao vào bức tường với vận tốc 1.000km/h.

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Bạn có thể quan tâm